Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thả Cá Bản Địa, Bảo Tồn Thủy Sản Nước Ngọt Quí Trên Sông Tiền

Thả Cá Bản Địa, Bảo Tồn Thủy Sản Nước Ngọt Quí Trên Sông Tiền
Ngày đăng: 23/08/2013

Ngày 21-8, trên sông Tiền, thuộc địa bàn phường Long Thạnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, Trung tâm giống thủy sản, Chi cục Thủy sản và Hiệp hội Thủy sản tỉnh An Giang (AFA) cùng với nhân dân trong tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ đã tổ chức "Thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Tiền".

Từ sự đóng góp của cộng đồng, các đơn vị và người dân đã thả trên 20,4 tấn cá lớn, trên 1,08 triệu con cá giống bản địa quí hiếm như cá tra, cá hô, cá rô đồng, cá he, cá rô phi, cá mè trắng, cá mè vinh, cá lăng nha, cá trôi, cá chép, cá tra, cá trê… tương đương với tổng trị giá 484,65 triệu đồng, trong đó nguồn từ thị xã Tân Châu là 393,4 triệu đồng và tỉnh vận động được 91,2 triệu đồng để bảo tồn cá bản địa, cá quý hiếm cho sông Tiền.

Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giống thủy sản tỉnh An Giang, đây là đợt thứ 3 trong năm 2013, tỉnh An Giang tổ chức thả cá bản địa quí hiếm về thiên nhiên, phục vụ cho việc bảo tồn, tái tạo các loài thủy sản nước ngọt, phục vụ cho tiêu dùng và nghiên cứu với tổng cộng gần 38 tấn và gần 1,3 triệu con cá giống, cá thịt, cá bột các loại vào môi trường thiên nhiên, tổng kinh phí gần 1,3 tỉ đồng. Đây là chủ trương lớn của tỉnh và sẽ tiếp tục duy trì hoạt động thả cá hàng năm và khuyến khích từng huyện có điều kiện tổ chức thả cá bổ sung cho các sông trên địa bàn tỉnh An Giang.

Trước khi thả ra sông, Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã cử cán bộ kỹ thuật theo dõi nguồn gốc, tình trạng, sức khỏe của cá để đảm bảo cá thả về thiên nhiên không có dấu hiệu nhiễm bệnh, có tỷ lệ sống cao. Đồng thời tuyên truyền các văn bản pháp luật về khai thác, bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản cho nhân dân 4 xã xung quanh địa bàn thả cá là Châu Phong, Tân Thạnh, Tân An và Vĩnh Hòa để nâng cao nhận thức cho người dân trên địa bàn và các khu vực phụ cận giáp ranh về những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, quí hiếm cần được bảo vệ, bảo tồn, tái tạo.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Heo Trại Lạnh - Hướng Đi Bền Vững Cho Người Chăn Nuôi Ở Bình Dương Mô Hình Nuôi Heo Trại Lạnh - Hướng Đi Bền Vững Cho Người Chăn Nuôi Ở Bình Dương

Thời điểm năm 2010 và 2011, khi dịch bệnh “tai xanh” hoành hành trên đàn heo, anh Trần Đình Hiển (ấp 9, xã An Linh, Phú Giáo, Bình Dương) lại thắng lớn với lợi nhuận gần 1 tỷ đồng từ trại heo của mình nhờ đàn heo không dính dịch bệnh “tai xanh”. Để có được kết quả này, anh Hiển đã áp dụng mô hình nuôi heo trại lạnh. Đây là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao và là hướng đi bền vững cho người chăn nuôi heo trong bối cảnh dịch bệnh thường xuyên hoành hành như hiện nay.

13/09/2012
Tích Cực Phòng Trừ Bệnh Phấn Trắng Trên Cây Cao Su Ở Quảng Bình Tích Cực Phòng Trừ Bệnh Phấn Trắng Trên Cây Cao Su Ở Quảng Bình

Thời gian qua, do thời tiết nắng mưa xen kẽ, đêm và sáng có sương mù, độ ẩm cao đã tạo điều kiện cho bệnh phấn trắng trên cây cao su phát triển.

22/04/2013
Mô Hình Tôm - Lúa Bền Vững Mô Hình Tôm - Lúa Bền Vững

Mô hình tôm - lúa (1 vụ tôm, 1 vụ lúa) đã khẳng định được tính hiệu quả cũng như tính thích nghi đối với khu vực ven biển ĐBSCL; tiềm năng mỗi năm có thể mở rộng SX lên 200.000 - 250.000 ha, sản lượng đạt khoảng 1 triệu tấn lúa hữu cơ, đặc sản và trên 100.000 tấn tôm sạch phục vụ nhu cầu chế biến XK.

24/09/2012
Tìm Đầu Ra Cho Cây Điều Ở Đồng Nai Tìm Đầu Ra Cho Cây Điều Ở Đồng Nai

Trong khi một số nhà máy sản xuất hạt điều xuất khẩu lớn trên địa bàn tỉnh Đồng Nai thiếu nguyên liệu, phải thường xuyên nhập khẩu thì nông dân trồng điều lại không dễ dàng tiêu thụ sản phẩm của mình. Nghịch lý trên tồn tại nhiều năm qua, một phần do thiếu sự gắn kết giữa sản xuất và tiêu thụ.

24/09/2012
Giá Nhãn Tiêu Da Bò Giảm Mạnh Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long Giá Nhãn Tiêu Da Bò Giảm Mạnh Ở Đồng Bằng Sông Cửu Long

Thời gian qua, mặt hàng nhãn tiêu da bò chủ yếu xuất khẩu, việc tiêu thụ ở nội địa rất hạn chế do có ít người ăn. Theo nhiều tiểu thương thu mua nhãn tiêu da bò, giá nhãn tiêu giảm là do đầu ra trong xuất khẩu đang yếu, giá nhãn tiêu da bò giảm mạnh làm không ít nhà vườn ngán ngại đầu tư, chăm sóc vườn nhãn. Trong khi đó, hiện bệnh chổi rồng trên cây nhãn vẫn tiếp tục gây hại, làm giảm năng suất, sản lượng cho trái của nhiều vườn nhãn tại ĐBSCL.

27/04/2013