Thả Cá Bản Địa, Bảo Tồn Thủy Sản Nước Ngọt Quí Trên Sông Tiền

Ngày 21-8, trên sông Tiền, thuộc địa bàn phường Long Thạnh, thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh An Giang, Trung tâm giống thủy sản, Chi cục Thủy sản và Hiệp hội Thủy sản tỉnh An Giang (AFA) cùng với nhân dân trong tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, thành phố Cần Thơ đã tổ chức "Thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản trên sông Tiền".
Từ sự đóng góp của cộng đồng, các đơn vị và người dân đã thả trên 20,4 tấn cá lớn, trên 1,08 triệu con cá giống bản địa quí hiếm như cá tra, cá hô, cá rô đồng, cá he, cá rô phi, cá mè trắng, cá mè vinh, cá lăng nha, cá trôi, cá chép, cá tra, cá trê… tương đương với tổng trị giá 484,65 triệu đồng, trong đó nguồn từ thị xã Tân Châu là 393,4 triệu đồng và tỉnh vận động được 91,2 triệu đồng để bảo tồn cá bản địa, cá quý hiếm cho sông Tiền.
Theo bà Nguyễn Thị Ngọc Trinh - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giống thủy sản tỉnh An Giang, đây là đợt thứ 3 trong năm 2013, tỉnh An Giang tổ chức thả cá bản địa quí hiếm về thiên nhiên, phục vụ cho việc bảo tồn, tái tạo các loài thủy sản nước ngọt, phục vụ cho tiêu dùng và nghiên cứu với tổng cộng gần 38 tấn và gần 1,3 triệu con cá giống, cá thịt, cá bột các loại vào môi trường thiên nhiên, tổng kinh phí gần 1,3 tỉ đồng. Đây là chủ trương lớn của tỉnh và sẽ tiếp tục duy trì hoạt động thả cá hàng năm và khuyến khích từng huyện có điều kiện tổ chức thả cá bổ sung cho các sông trên địa bàn tỉnh An Giang.
Trước khi thả ra sông, Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã cử cán bộ kỹ thuật theo dõi nguồn gốc, tình trạng, sức khỏe của cá để đảm bảo cá thả về thiên nhiên không có dấu hiệu nhiễm bệnh, có tỷ lệ sống cao. Đồng thời tuyên truyền các văn bản pháp luật về khai thác, bảo vệ, bảo tồn nguồn lợi thủy sản cho nhân dân 4 xã xung quanh địa bàn thả cá là Châu Phong, Tân Thạnh, Tân An và Vĩnh Hòa để nâng cao nhận thức cho người dân trên địa bàn và các khu vực phụ cận giáp ranh về những loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, quí hiếm cần được bảo vệ, bảo tồn, tái tạo.
Có thể bạn quan tâm

Từ đầu năm đến nay, ngành thủy sản huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) có bước phát triển mạnh là nhờ số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản khá ổn định, trong đó tàu thuyền khai thác biển 385 chiếc (có 10 chiếc đánh bắt xa bờ).

Ngày 9.10, tại xã Mỹ Thành (Phù Mỹ - Bình Định), Tập đoàn Việt- Úc đã tổ chức lễ khởi công xây dựng Khu phức hợp sản xuất tôm chất lượng cao. Dự lễ có Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Thị Thu Hà và Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt- Úc Lương Thanh Văn.

Tình trạng ngư dân sử dụng rọ lồng (hay còn gọi là lồng bát quái, lồng xếp) để đánh bắt thuỷ sản đang diễn ra rầm rộ ở nhiều địa phương, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái.

Từ xưa đến nay, khu vực thị xã Bình Long nói riêng và tỉnh Bình Phước nói chung, bà con nông dân còn bỏ phí, chưa đầu tư, tận dụng hết tiềm năng diện tích ao hồ có sẵn mà thường chú trọng vào cây công nghiệp, ao hồ chủ yếu dành để cung cấp nước tưới.
Với diễn biến bất thường của thời tiết những tháng cuối năm, Sở NN&PTNT Khánh Hòa đã chỉ đạo các địa phương cần tăng cường công tác giám sát vùng nuôi thủy sản trên địa bàn.