Thả Bổ Sung 498.000 Con Cá Giống Xuống Hồ Dầu Tiếng

Chi cục thủy sản Tây Ninh vừa phối hợp với Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng - Phước Hòa, Công an hồ nước, Phòng Nông nghiệp huyện Dương Minh Châu tổ chức thả 498.000 con cá giống xuống hồ Dầu Tiếng.
Ông Lê Văn Khải - Chi cục trưởng Chi cục thủy sản tỉnh Tây Ninh cho biết, đợt thả cá giống lần này có 3 chủng loại, gồm cá mè hoa (238.000 con), trắm cỏ (180.000 con) và cá trôi (80.000 con). Theo ông Khải, sau đợt thả cá, Chi cục sẽ phối hợp với Công an hồ nước tiến hành tuần tra, canh giữ trong thời gian 3 ngày tại khu vực cá giống được thả, đẩy đuổi các trường hợp đánh bắt cá giống bằng gió đèn, vớn xanh... vào ban đêm để bảo vệ đàn cá mới thả trong hồ.
Từ năm 2005 đến nay, tỉnh Tây Ninh đã chi ngân sách gần 5 tỷ đồng để mua và thả bổ sung xuống hồ Dầu Tiếng gần 9 triệu con cá giống các loại, góp phần cải tạo môi trường nước, tăng sản lượng khai thác thủy sản, tạo công ăn việc làm, ổn định cuộc sống cho hơn 1.000 lao động sống ven hồ.
Theo Chi cục thủy sản Tây Ninh, hiện trong hồ Dầu Tiếng có khoảng 54 loài thủy sản, trong đó 25 loài có giá trị kinh tế cao, như cá lăng, cá lóc, cá leo, mè vinh, mè hoa, trôi, trắm cỏ... Năm 2014 sản lượng khai thác nguồn lợi thủy sản trong hồ Dầu Tiếng ước đạt 3.100 tấn các loại, tăng 100 tấn so với năm 2013.
Có thể bạn quan tâm

Đây là địa bàn rộng, phức tạp, giáp ranh với nhiều huyện trong và ngoài tỉnh, tài nguyên rừng phong phú có nhiều loại động vật, thực vật quý hiếm. Trên địa bàn có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống đất sản xuất của nhân dân dần bị thu hẹp, dẫn đến tình hình vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng diễn biến phức tạp.

Đến nay, toàn tỉnh đã gieo trồng khoảng 13 ngàn ha cây trồng vụ đông các loại, trong đó: Cây ngô là 8,5 ngàn ha, còn lại là khoai lang, rau đậu. Đây cũng là thời điểm bà con nông dân trên toàn tỉnh đang tập trung chăm sóc cây rau màu đã trồng và tiếp tục trồng các loại rau khác còn trong khung lịch thời vụ.

Chính sách phát triển thủy sản không chỉ là chuyện cơm áo gạo tiền của ngư dân, mà còn tiếp sức cho họ vững tin khi là những cột mốc chủ quyền trên các vùng biển thiêng liêng của Tổ quốc. Nhưng để những chính sách ấy có sức sống và là “bà đỡ” của ngư dân thì tiền thôi, chưa đủ.

Với phương châm kinh doanh cùng nông dân và mục tiêu hướng đến nông nghiệp-nông thôn nên Công ty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị đã chủ động xây dựng Nhà máy chế biến nông sản Đông Hà với nhiệm vụ thu mua, chế biến, quảng bá và kinh doanh các loại nông sản của tỉnh; Nhà máy sản xuất phân vi sinh Hướng Hoá với giá rẻ, thích hợp nhiều loại cây trồng và Nhà máy tinh bột sắn Hướng Hoá đã đem lại thu nhập đáng kể cho người dân trồng sắn ở vùng miền núi.

Một trong những tiêu chí về nông thôn mới là thu nhập. Thu nhập bình quân đầu người/năm phải cao hơn nhiều so với mức bình quân chung của tỉnh. Muốn tăng nhanh mức thu nhập của hộ nông dân và tạo nhiều việc làm ở nông thôn thì một trong những giải pháp hữu hiệu nhất là mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp, đầu tư thâm canh, ứng dụng tiến bộ KHKT để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.