Tết Không Vui Của Người Trồng Tỏi Lý Sơn

Giá tỏi giảm mạnh dịp cuối năm khiến người dân phải bán đổ, bán tháo để có tiền mua sắm Tết.
Những ngày này, nông dân ở “Vương quốc tỏi” Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đang đứng ngồi không yên vì tỏi rớt giá sâu. Giá tỏi giảm nhưng người nông dân đành phải bán đổ, bán tháo vì lượng tỏi dự trữ đã bị nẩy mầm. Người trồng tỏi ở Lý Sơn đang lo không có tiền mua sắm Tết.
Mấy ngày nay, bà Dương Thị Phượng ở đội 3 thôn Đông, xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn như ngồi trên đống lửa. Hàng chục năm kinh doanh hành, tỏi nhưng chưa năm nào tỏi rớt giá sâu như năm nay. Hiện giá một ký tỏi khô chỉ từ 30.000 – 40.000 đồng/kg, bằng một nửa so với mọi năm. Ngồi bên đống tỏi hơn 2 tấn, bà Phượng chỉ biết thở dài.
“Người trồng tỏi vẫn nghĩ năm nay là năm nhuận nên giá tỏi sẽ tăng, nhưng đâu ngờ năm nay giá tỏi lại giảm mạnh”, bà Phượng nói.
Tỏi rớt giá khiến hàng nghìn dân ở Lý Sơn cũng điêu đứng. Tại chợ Lý Sơn, tỏi được chất thành đống, người bán nhiều hơn người mua. Bà Lê Thị Chức ở thôn Đông, xã An Hải chở bao tỏi ra chợ Lý Sơn từ sáng sớm nhưng chả mấy người mua.
“Mỗi ngày tại chợ tỏi giảm tới 10 giá. Mới hồi hôm trước giá tỏi còn trên 40.000 đồng/kg nhưng nay đã giảm còn trên 30.000 đồng/kg. Giá tỏi giảm nhưng người bán không thể làm khác vì để lại tỏi sẽ nảy mầm”, bà Chức rầu rĩ cho biết.
Bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi cho hay, cả huyện hiện còn tồn đọng gần 50 tấn tỏi khô. Hàng năm sau khi thu hoạch tỏi, người dân thường bán một ít, phần còn lại thì cất trữ, đến cuối năm bung ra bán dịp Tết. Năm nay, lượng tỏi dự trữ trong dân đã bị nảy mầm; biển động kéo dài, tàu không vận chuyển được hàng vào đất liền nên tỏi bị ứ đọng.
“Hiện nay không chỉ ở Lý Sơn mà còn nhiều địa phương khác cũng trồng tỏi và bán với giá rất thấp. Trong bối cảnh thị trường như vậy đã tác động đến giá tỏi ở Lý Sơn cuối năm cũng hạ hơn so với các năm trước. Giá tỏi thấp làm ảnh hưởng lớn người nông dân trích trữ tỏi bán ra trong dịp Tết này”, bà Hương cho hay.
Có thể bạn quan tâm

“Được mùa rớt giá” cứ lập đi lập lại, nên dù là nước xuất khẩu gạo thứ hai thế giới mà nông dân trồng lúa vẫn nghèo. Nghịch lý đó ai cũng thấy, nhưng không biết kéo dài đến bao giờ?

Ngày 9.8, tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức hội nghị chuyên đề tổ chức, khai thác, thu mua chế biến tiêu thụ cá ngừ.

UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành quyết định công bố dịch bệnh trên tôm nuôi tại 3 huyện, thị xã gồm: Mỹ Xuyên, Trần Đề và thị xã Vĩnh Châu. Đây là các đơn vị có tỷ lệ tôm bị bệnh và chết nhiều nhất tỉnh với hơn 50% diện tích thả nuôi. Trước khi công bố dịch ở 3 huyện, thị xã này, tỉnh Sóc Trăng cũng đã công bố dịch tại các xã Hòa Đông, Vĩnh Hiệp (thị xã Vĩnh Châu), Liêu Tú và Trung Bình (của huyện Trần Đề) và một số xã tại huyện Mỹ Xuyên.

Trước cảnh “lúa trúng mùa, rớt giá” như hiện nay nhiều nông dân đang “rầu thúi ruột” nhưng có người ở huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp lại xuống giống vụ 3 ngoài chủ trương của chính quyền địa phương để tăng sản lượng lúa và nâng cao thu nhập bất chấp nước lũ từ thượng nguồn đang đổ về… Chính quyền địa phương đang nỗ lực tìm giải pháp “cứu” hàng trăm hộ dân này.

Vụ lúa hè thu năm nay, nông dân Sóc Trăng đã thu hoạch được trên 50% diện tích trên tổng diện tích gần 200.000 ha xuống giống. Giá lúa năm nay thấp hơn trung bình khoảng 500 đồng/kg so với vụ lúa hè thu năm trước. Nếu trồng loại lúa thường thì sau khi trừ chi phí, nông dân thu lãi không đáng kể. Tuy nhiên, với những hộ làm lúa giống chất lượng cao, lúa đặc sản thì lợi nhuận vẫn đạt trên 30% so với giá thành sản xuất.