Tem chỉ dẫn địa lý thanh long Bình Thuận hỗ trợ phát triển thương hiệu doanh nghiệp

Trong một năm gần đây, số lượng thanh long được nhiều doanh nghiệp khai báo ở các cửa khẩu Lạng Sơn là 650.000 tấn, tuy nhiên khả năng lên đến 1 triệu tấn… Cũng thông qua vận tải bằng đường biển, thanh long Bình Thuận xuất đến một số nước châu Á (Hàn Quốc, Thái Lan, Ấn Độ…) khoảng 15%, sang châu Âu, Mỹ 5%... Việc xuất khẩu trước đây hầu như chưa có doanh nghiệp nào dán tem vào từng quả thanh long, họ chỉ sử dụng tem bằng cách in hình tem chỉ dẫn địa lý vào bao bì đựng thanh long.
Nếu có dán vào quả thì chỉ tem của doanh nghiệp nhập khẩu, hoặc tem thương hiệu riêng của doanh nghiệp xuất khẩu. Bởi thế, hiệp hội triển khai vận động dán tem thanh long Bình Thuận để đi tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn; không ít doanh nghiệp chưa chú trọng xuất xứ sản phẩm lợi thế này. Trước lợi thế của trái thanh long Bình Thuận đã được đăng bạ chỉ dẫn địa lý, để quảng bá cho sản phẩm lợi thế địa phương, được sự hỗ trợ tích cực của Sở Khoa học và Công nghệ, hiệp hội đã xúc tiến với các doanh nghiệp về dán nhãn tem “Bình Thuận” trên quả thanh long.
Bước đầu, hiệp hội thu hút được các doanh nghiệp xuất khẩu lớn tham gia và đã phát huy tích cực quảng bá sản phẩm của đơn vị tới nhiều khách hàng trong, ngoài nước. Cụ thể gần 2 năm nay, DNTN Rau quả Bình Thuận dẫn đầu dán nhãn với 11.327.000 tem; hiện đơn vị sử dụng tem này dán trên 100% sản phẩm thanh long trước khi đưa ra thị trường xuất khẩu, tiêu thụ nội địa. Tương tự, Công ty TNHH Thương mại Hưng Loan dán 7.660.000 tem, DNTN Thương mại Phương Giang 3.624.000 tem, HTX Dịch vụ thanh long hữu cơ Phú Hội dán 3.700.000 tem phục vụ thị trường Hà Nội, các tỉnh phía Bắc.
Tổng cộng các doanh nghiệp trên đã dán gần 28 triệu tem cho sản phẩm thanh long tự trồng, thu mua thanh long trái vụ Tết Nguyên đán Ất Mùi, mùa vụ chính 2015, xuất tiêu thụ các thị trường ngoài nước: Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Hồng Kông, Ấn Độ, Các Tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Canada, Tây Ban Nha, Italy. Ở trong nước có các tỉnh, thành phía Bắc, cùng hệ thống chuỗi siêu thị Lotte Mart, Big C, Coop Mart, Citi Mart…
Ông Bùi Đăng Hưng, Chủ tịch Hiệp hội Thanh long Bình Thuận cho biết: “Sản phẩm lợi thế mang tem chỉ dẫn địa lý “Thanh long Bình Thuận” đã bắt đầu lan rộng ra thị trường xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, gắn với thương hiệu doanh nghiệp và tác động tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sử dụng. Tôi cho rằng, các doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh quả thanh long cho dù tiêu thụ ở thị trường nào, phương thức nào, nếu liên kết sản xuất với tiêu thụ tạo thành chuỗi bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, kết hợp thương hiệu thanh long Bình Thuận với thương hiệu riêng của mình chắc chắn sẽ thành công”.
Hiện tại Hiệp hội Thanh long Bình Thuận đang tiếp tục vận động nhiều doanh nghiệp khác thực hiện dán tem, khẳng định giá trị sản phẩm lợi thế của địa phương trên thị trường trong, ngoài nước. Trong khuôn khổ này, Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “Thanh long Bình Thuận” (Binh Thuan DRAGON FRUIT) thành công tại Hàn Quốc, Pháp, tăng cường tiêu thụ mặt hàng chủ lực địa phương, trong số 13 nước mà sở đang gửi hồ sơ đăng ký bảo hộ thanh long.
Có thể bạn quan tâm

Trước thực tế đó, huyện Nam Đông chỉ đạo phòng nông nghiệp, cán bộ khuyến nông và các địa phương tiếp tục nhân rộng diện tích, đưa các giống có năng xuất cao BL8 và NNS22 vào trồng đại trà.

Gần 2 tháng nữa, Kỳ Sơn (Nghệ An) mới bước vào mùa thu hoạch gừng, nhưng đã có rất nhiều thương lái, doanh nghiệp tìm đến phố núi Mường Xén để tìm nguồn hàng. Hiện nay, giá gừng tươi chất lượng tốt tại Mường Xén lên đến 34 ngàn đồng/kg…

Được coi là một loại cây dược liệu quý, cây trinh nữ hoàng cung đã được một số hộ dân ở xã Nhơn Sơn (Ninh Sơn, Ninh Thuận) trồng theo hướng thâm canh, thu lá và hoa phơi khô để bán cho một số đầu mối thu mua, chế biến dược liệu. Nhưng từ khoảng một năm nay, do không tiêu thụ được nên người trồng điêu đứng.

Đến nay, toàn tỉnh đã thu hoạch hơn 461ha mía, năng suất bình quân 100-115 tấn/ha, tập trung ở huyện Phụng Hiệp và TX.Ngã Bảy. Do giá đường trên thị trường đang ở mức thấp (12.000-12.100 đồng/kg) nên giá thu mua mía nguyên liệu đầu vụ không cao, nông dân có lợi nhuận ít nên không mấy phấn khởi.

Những ruộng mía, vườn chuối trăm triệu là nguồn thu nhập trông đợi cả năm trời bỗng chốc đổ rạp cùng với nỗi lo đè nặng lên vai người nông dân Gia Bình (Bắc Ninh) sau cơn bão số 3. Thiệt hại bão gây ra cho sản xuất nông nghiệp của địa phương này là không nhỏ và những biện pháp khắc phục, cứu vớt tài sản đang được chính quyền và người dân Gia Bình khẩn trương thực hiện.