Tay trắng vươn lên từ nhiều loại cây trồng, thu 2 tỷ đồng/năm..

Rời quê Hà Tây (nay Hà Nội) vào Tây Nguyên lập nghiệp từ hay bàn tay trắng, anh Ngô Văn Dần (SN 1977) theo đã biến vùng đất cằn cỗi thành bạt ngàn màu xanh cây lá, cho thu nhập trên 2 tỷ đồng/năm.
Trồng xen canh để tăng lợi nhuận tối ưu
Đến buôn Cư Yuốt, xã Cư Pơng, huyện Krông Buk (Đắk Lắk) hỏi nhà anh Ngô Văn Dần, người dân nói vui “cứ đi thẳng hết đường, nhà nào to nhất thì vào”. Gặp anh đúng lúc nghỉ trưa sau buổi thu hoạch cà phê. Dáng người cứng cỏi, nước da ngâm đen trông anh đúng chất nông dân chính hiệu.
Kể về hành trình lập thân, lập nghiệp, anh bảo đó là cả một quá trình đầy gian truân, vất vả. Năm 1998, lần đầu anh đặt chân lên đây, buôn Cư Yuốt là nơi hẻo lánh, đất đai khô cằn, không có nước sinh hoạt, người dân phải dựng nhà tạm ven suối sinh sống. Anh Dần đi làm thuê đủ nghề, được bao nhiêu tiền, anh đều mua đất trồng cà phê. Khi vườn cà bắt đầu cho thu hoạch, giá cả rớt thảm (2 nghìn đồng/kg), thu không đủ trả tiền công hái. Anh đành để lại vợ con thơ dại, vào Nam làm nghề đập đá thuê hơn 1 năm lấy vốn quay lại đầu tư vườn cà phê.
“Hồi đó quá khổ, mình từng có ý định quay về quê nhưng rồi thôi. Đi đâu cũng phải làm lụng mới có ăn, ở đây đất đai bạt ngàn, nếu ta siêng năng lao động kiểu gì cũng no ấm”, anh Dần chia sẻ.
Có người vợ chịu thương, chịu khó cùng anh bám trụ lập nghiệp. Cuối cùng, trời không phụ công người, sau khi bắt tay đào giếng, dẫn nước từ suối lên tưới vườn cà phê cho trái trĩu cành, giá cả cũng bắt đầu nhích lên. Anh mạnh dạn mua dần thêm đất mở rộng diện tích.
Vườn tiêu xanh tốt nhà anh Dần
Đến nay anh sở hữu trong tay gần 7 ha đất trồng đủ loại cây, trong đó chủ lực là hồ tiêu, cà phê, sầu riêng. Với 5 ha cà phê, 1,5 ha sầu riêng, 2.000 trụ tiêu đang thời kì kinh doanh, mỗi năm cho thu nhập trên 2 tỷ đồng. Anh cho hay không chạy theo giá cả thị trường để ồ ạt chuyển đổi cây trồng. Với từng loại đất, anh nghiên cứu trồng cây gì thích hợp, xen canh thêm cây ăn quả, đinh lăng, chanh dây…để tăng lợi nhuận tối ưu. Anh cũng rất cẩn thận trong khâu chọn giống tốt, cho năng suất cao; sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật; tăng cường dùng phân bón hữu cơ để cây trồng phát triển theo hướng bền vững. Ngoài sản xuất nông nghiệp, anh Dần còn đầu tư máy móc sản xuất than hoạt tính xuất khẩu Hàn Quốc, mở cơ sở thu mua nông sản, giúp tăng nguồn thu.
Không chỉ làm giau cho bản thân, anh Dần giúp đỡ người dân xung quanh mình. Thương hai cặp vợ chồng trẻ người Ê đê trong buôn Cư Yuốt hiền lành chăm chỉ nhưng không có đất sản xuất nên cuộc sống gặp nhiều khó khăn, anh Dần thuê họ làm công cho gia đình, đồng thời cho đất, ứng tiền trước để xây nhà ổn định. Làm hai năm, họ đã trả xong tiền xây nhà, còn dư ra một khoản tiền mua con bò làm kế sinh nhai và cho con cái đi học đàng hoàng.
Anh Dần thu mua thêm nông sản kiếm thêm thu nhập
Anh tâm sự: Thời gian đầu ai cũng khó khăn, nhưng nếu chịu khó lao động thì cuộc sống sẽ no ấm. Anh muốn giúp nhiều hoàn cảnh có điều kiện vươn lên cuộc sống bằng cách “cho cần câu”, hướng dẫn họ cách làm ăn hiệu quả để họ tự nổ lực nhưng thế mới lâu bền.
Có thể bạn quan tâm

Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Dương (Thăng Bình) được ngư dân gọi là “ngôi nhà” chung. Hơn một năm ra đời đến nay nghiệp đoàn đã tiếp sức để ngư dân vượt qua những thời điểm khó khăn, yên tâm bám biển.

Khi Đề án quốc gia về cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam, được Chính phủ phê duyệt, cũng là lúc Quảng Nam tất bật với việc xúc tiến đầu tư cơ sở hạ tầng đường sá, điện lưới và hệ thống viễn thông lên sườn núi Ngọc Linh.

Thời gian qua, hàng trăm hộ dân của xã Đại Hồng (Đại Lộc) đã mạnh dạn đầu tư chăn nuôi và đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Ông Hồ Văn Du là chuyên gia về cây sâm Ngọc Linh, bởi hơn nửa đời người, ông cùng ăn, cùng ở cùng sống với cây sâm trên núi Ngọc Linh để giữ gìn, bảo vệ loài sâm quý hiếm trên thế giới đang sinh trưởng và phát triển tốt ở đỉnh núi mù sương...

Theo kế hoạch, ngoài việc sản xuất 9.000ha đậu phụng, 6.000ha bắp và hơn 10.000ha rau màu các loại, vụ đông xuân 2015 - 2016 nông dân trên địa bàn tỉnh sẽ tiến hành gieo sạ 42.500ha lúa (thời gian xuống giống từ 15.12.2015 đến 5.1.2016).