Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tay Trắng Dựng Trang Trại Tiền Tỷ

Tay Trắng Dựng Trang Trại Tiền Tỷ
Ngày đăng: 12/04/2012

Hiện trang trại của anh Bùi Việt Phương (thị trấn Nông Trường Việt Trung, Bố Trạch, Quảng Bình) có thu nhập cả tỷ đồng mỗi năm. Nhưng ít ai biết trang trại tiền tỷ đó được dựng nên từ... 2 bàn tay trắng.

Anh Phương kể, quê anh ở xã Mỹ Trạch (Bố Trạch), một làng nghèo bên dòng sông Gianh. Cách đây 20 năm, gia đình anh được xếp vào loại nghèo nhất xã. Nhà có đến 8 người con nên bố mẹ anh quanh năm lo cái ăn, cái mặc cho con đến rạc cả người.

Làm trang trại theo cách của người nghèo

Năm 1990, Phương rời quê vào làm công nhân ở Nông trường Việt Trung. Nhưng đồng lương công nhân ít ỏi không đủ cho gia đình anh trang trải cuộc sống. Thời điểm này, Nhà nước có chính sách kêu gọi người dân khai hoang, phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Không đắn đo suy nghĩ, Phương bỏ công nhân, nhận đất khai hoang để làm trang trại. Không tìm nơi thuận tiện như mọi người, Phương xin vào tận vùng đất hoang vu sát bìa rừng.

"Ở thời điểm đó, đây là một vùng đất hoang vu không ai thèm nhưng tui nghĩ bù lại mình sẽ nhận được nhiều đất hơn và có thời gian để làm từ từ vì tui nghèo, không có tiền để làm một lúc được" - Phương giải thích về cái ý định ban đầu của mình.

Nhận được đất, Phương triệu tập mấy đứa em theo mình vào cắm trại, phát rừng mở đất. Ý định làm trang trại, nhưng ngày đó, anh em Phương cũng chỉ có sức người là chủ yếu. Chưa khai hoang được đám đất nào, anh em Phương đã rơi vào cảnh tiền hết, gạo vơi. Nhiều bữa, dốc hết ba lô cũng chỉ còn được bơ gạo, anh em, vợ chồng phải trộn cả mớ rau má vào nấu cháo mà húp cho đằm bụng để có sức.

Khai hoang đến đâu, Phương chia luôn đất cho các em rồi quy hoạch trồng trọt. Lúc đầu trồng các loại cây ngắn ngày như lạc, đậu, sắn... Sau một năm, anh em không còn phải lo chuyện "đói" nữa thì Phương bắt đầu trồng các cây dài ngày như cao su. “Mình nghèo nên không thể có tiền để bỏ ra làm một lúc, phải lấy ngắn nuôi dài, đó là cách duy nhất để người tay trắng như mình làm trang trại”- Phương tâm sự.

Trồng rừng không mong khai thác

Sau gần 20 năm bền gan với vùng đồi núi trọc, anh em Phương đã có một vùng trang trại trên 100ha với nhiều giống cây đặc dụng có giá trị kinh tế cao. Riêng trang trại của anh Phương đã rộng trên 30ha, trong đó có 17ha cao su đang cho khai thác mủ, mỗi năm thu gần 1 tỷ đồng.

Thăm trang trại của Phương, chúng tôi thực sự khâm phục cách nghĩ, cách làm của anh. Trang trại rộng lớn như thế nhưng Phương quy hoạch đâu ra đó. Xen giữa những vùng cây, Phương xây dựng hệ thống đường giao thông vào tận nơi để các loại xe của bạn hàng có thể vào bốc hàng. Từ trên đỉnh núi, Phương xây dựng một hệ thống đường ống, mương nước và đập tràn để tưới cây, điều chỉnh nước khi mùa mưa lũ và phân phối về cho hệ thống ao cá trong trang trại...

Ngoài 17ha cao su là loại cây chủ lực trong trang trại, những vùng đất còn lại Phương đều trồng rừng nhưng tuyệt nhiên anh không trồng cây keo, bạch đàn mà toàn trồng các loại cây rừng bản địa như dó, huỵnh (gỗ dùng đóng thuyền, làm nhà), huê... "Trồng cây keo, bạch đàn mau cho thu hoạch nhưng khi khai thác lại ảnh hưởng đến môi trường. Mình trồng các loại cây bản địa này với mong muốn trả lại cho rừng một mảng thiên nhiên thật hoang sơ như nó vốn có, dù là rất nhỏ chứ mình không mong trồng nó để thu hoạch" - Phương tâm sự.

Có thể bạn quan tâm

Trồng chè theo quy trình sạch hướng đi bền vững Trồng chè theo quy trình sạch hướng đi bền vững

Những lô hàng chè xuất khẩu kém chất lượng bị trả lại thời gian qua ở một số địa phương trong cả nước đã khiến giá chè bị sụt giảm mạnh, từ 4.700 đồng/kg xuống còn 3.600 đồng/kg (tháng 6). Người trồng chè Nghệ An cũng gặp nhiều khó khăn, trong khi đó, hạn hán đang đe dọa tới năng suất.

31/07/2015
Cây giống xuất vườn Cây giống xuất vườn

Gia Lai đang vào mùa mưa-mùa trồng mới các loại cây dài ngày như: Cà phê, tiêu, keo lai, bạch đàn... Đi cùng nhu cầu cây giống trồng mới của nông dân, các chủ vườn ươm giống cây trồng trên địa bàn tỉnh cũng đang xuất cây giống...

31/07/2015
Hơn 300 ha lúa thoi thóp trong nước lũ Hơn 300 ha lúa thoi thóp trong nước lũ

Chiều 31/7, tại huyện đảo Vân Đồn, trời vẫn mưa như trút. Theo Phòng NN-PTNT Vân Đồn, toàn huyện có 313 ha lúa non vừa cấy bị ngập úng.

01/08/2015
Hợp tác phát triển dự án mắc ca tại Tây Nguyên Hợp tác phát triển dự án mắc ca tại Tây Nguyên

Ngày 31/7, lễ ký kết “Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác phát triển dự án mắc ca” giữa Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên (WASI) và Công ty cổ phần Him Lam đã diễn ra tại viện WASI - 53 Nguyễn Lương Bằng, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

01/08/2015
Không thể sản xuất được thịt gà 20 nghìn đồng/kg! Không thể sản xuất được thịt gà 20 nghìn đồng/kg!

Vấn đề được ông Nguyễn Văn Trọng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT) đặt ra trước thông tin thịt gà nhập khẩu từ Mỹ về bán tại TP.HCM chỉ có 20 nghìn đồng/kg.

01/08/2015