Tây Ninh Xuất Hiện Bệnh Trắng Lá Mía

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trên địa bàn xã Tân Hội, huyện Tân Châu (Tây Ninh) vừa xuất hiện bệnh trắng lá mía trên cây mía giai đoạn mía gốc 1 năm tuổi và mía tơ 2 - 3 tháng. Bệnh gây hại cho 39 ha mía ở mức 15 - 20%.
Bệnh trắng lá mía phát sinh làm cây mía bị lùn, toàn bộ lá và chồi non đều bị mất diệp lục tố, lá nhỏ và mềm, màu trắng, xuất hiện nhiều chồi bên, các đốt thân ngắn và cây sinh trưởng kém, có khi bị lụi dần.
Nhằm phát hiện sớm và chủ động ngăn chặn sự lây lan của bệnh từ ruộng này sang ruộng khác, ngành nông nghiệp khuyến cáo bà con nông dân nên áp dụng các biện pháp phòng bệnh như: khi phát hiện ruộng mía bị nhiễm bệnh trắng lá mía bà con nông dân nên nhổ bỏ, thu gom các gốc mía bị bệnh đem tiêu huỷ để tránh lây lan các cây khác; tuyệt đối không sử dụng các hom giống từ những ruộng đã bị nhiễm bệnh, chọn giống khoẻ, không bị nhiễm sâu bệnh và xử lý hom giống trước khi trồng bằng cách ngâm nước nóng 50 - 54oC trong thời gian 1 giờ.
Bà con nên thường xuyên thăm ruộng mía, tăng cường công tác chăm sóc, vệ sinh ruộng mía, chống hạn, bón phân đầy đủ, cân đối để cây mía sinh trưởng, phát triển tốt.
Được biết, ngành BVTV đang tiếp tục điều tra, nắm sát tình hình bệnh trắng lá mía phát sinh gây hại cục bộ tại các ruộng mía gốc tái sinh đã bị nhiễm bệnh từ vụ trước để có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Có thể bạn quan tâm

Xã Nhị Mỹ (Cai Lậy, Tiền Giang) hiện mở rộng diện tích sản xuất cá giống lên gần 130 ha mặt nước với sản lượng mỗi năm khoảng 100 triệu con cá giống các loại cung ứng thị trường. Các loại cá giống được sản xuất đại trà tại địa phương gồm tai tượng, trê lai, phi dòng gifl, điêu hồng...

Gần mười ngày nay, cá dìa con xuất hiện nhiều tại vùng dừa ngập mặn xã Cẩm Thanh, TP. Hội An (Quảng Nam). Người dân làng chài Cẩm Thanh cho biết, mỗi ngày họ có thể bắt khoảng một kg cá dìa con (tương đương 1.000 con).

Phong trào nuôi trăn ở Đồng bằng sông Cửu Long đã phát triển rầm rộ từ năm 1980, nhưng đến năm 1990 thì giá trăn trở nên bấp bênh do xuất khẩu không được thuận buồm xuôi gió, khiến cho nhiều hộ nuôi lao đao, thua lỗ, thậm chí có người còn mang trăn con vào rừng thả bỏ.

Vài năm gần đây, cây quế Trà Bồng (Quảng Ngãi) đã lấy lại được thế đứng và trở thành một trong 10 đặc sản nổi tiếng của Việt Nam. Đây là tín hiệu vui để cây quế Trà Bồng phát triển, khẳng định thương hiệu, mở rộng thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh niềm vui ấy là nỗi lo thiếu nguyên liệu.

Năm 2012, tình hình tiêu thụ dừa trái và các sản phẩm từ dừa gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng lớn đến nguồn thu nhập, đời sống của các hộ dân trồng dừa trong tỉnh Trà Vinh. Bên cạnh đó, giá dừa trái trên thị trường thế giới không ngừng rớt giá, hoạt động xuất khẩu gặp khó khăn, đã kéo theo giá dừa trong nước giảm đáng kể.