Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tây Ninh Thử Nghiệm Trồng Nấm Linh Chi Đỏ

Tây Ninh Thử Nghiệm Trồng Nấm Linh Chi Đỏ
Ngày đăng: 15/09/2014

Nấm linh chi đỏ là một loại thảo dược, thức ăn giàu chất dinh dưỡng, có giá thành khá cao và nhu cầu sử dụng lớn. Qua quá trình tự tìm hiểu trên các chương trình khuyến nông, mạng internet, ông Nguyễn Đình Thanh, ngụ tại khu phố 3, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành (Tây Ninh) đã trồng thử nghiệm với số lượng khoảng 5.000 bịch phôi nấm.

Ông Thanh cho biết, qua các tài liệu mà ông tìm hiểu thì hiện nay có 6 loại nấm linh chi, đó là linh chi đỏ, đen, xanh da trời, trắng, vàng và tím. Trong đó nấm linh chi đỏ có tác dụng trị liệu tốt nhất và có giá trị cao hơn các loại nấm còn lại. Ông tận dụng chuồng heo cũ, đồng thời bỏ ra khoảng 20 triệu đồng để làm thêm hệ thống tưới, mùng chống côn trùng. Phôi nấm được ông đặt mua ở TP. HCM với giá khoảng 4.000 đồng/bịch.

Theo ông Thanh thì nấm linh chi đỏ dễ trồng, ít dịch bệnh, không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc phức tạp, một ngày tưới từ 3 - 4 lần, nhiệt độ duy trì từ 28 - 310C… nấm sẽ phát triển tốt. Sau khi trồng khoảng từ 2,5 - 3 tháng là có thể thu hoạch. Sau khi thu hoạch thì sát trùng và tiếp tục chăm sóc cho đợt nấm sau. Qua tìm hiểu, ông cho biết mỗi bịch giá thể có thể cho thu hoạch từ 3 - 4 lần, sau lần thu hoạch đầu tiên, cách 1,5 tháng là có thể thu hoạch tiếp.

Hiện nấm linh chi đỏ của gia đình ông sinh trưởng được hơn 2 tháng, chỉ còn khoảng vài ngày nữa là có thể thu hoạch. Ông ước tính đợt đầu tiên thu hoạch được 220kg tươi, tương đương với 75kg khô. Giá bán hiện nay là khoảng 600.000 đồng/kg khô nên đợt này ông có thể thu được khoảng hơn 40 triệu trồng, trừ đi các chi phí ông có lãi khoảng 20 triệu đồng. Hiện nay, tuy chưa thu hoạch nhưng đã có nhiều nơi đến nhà ông liên hệ đặt hàng, đa số là các công ty dược phẩm, nhà thuốc Đông y trong và ngoài tỉnh.

Ông Thanh cho biết, do đây là lần đầu tiên trồng nấm linh chi đỏ nên ông chỉ đầu tư với quy mô nhỏ. Nếu sau khi thu hoạch, thấy có hiệu quả và đầu ra ổn định, ông sẽ mở rộng quy mô, tăng vốn đầu tư, xây dựng nhà nấm đúng quy chuẩn.

Được biết, trên địa bàn tỉnh ta còn rất ít người trồng nấm linh chi đỏ, còn trên địa bàn huyện Châu Thành thì gia đình của ông Thanh là hộ đầu tiên trồng loại cây dược liệu này.


Có thể bạn quan tâm

Mô Hình Nuôi Le Le Mang Hiệu Quả Kinh Tế Cao Mô Hình Nuôi Le Le Mang Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Hai anh Sa Lés và Da Cốp (ngụ xã Vĩnh Hòa, xã Vĩnh Hanh, Châu Thành - An Giang) thành công với mô hình nuôi le le lấy thịt và cho sinh sản, theo kiểu bán hoang dã. Với diện tích khoảng 1.000m2, hai anh thả nuôi trên 700 con le le các loại (500 con le le sinh sản), thu lời gần trăm triệu đồng mỗi năm.

28/03/2014
Nông Dân Lãi Khá Khi Tham Gia Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn Nông Dân Lãi Khá Khi Tham Gia Mô Hình Cánh Đồng Mẫu Lớn

Các doanh nghiệp tham gia ký kết hợp đồng, bao tiêu sản phẩm trong khuôn khổ chương trình cánh đồng mẫu lớn gồm: Công ty Tân Thành (Cần Thơ), Công ty Lương thực Tiền Giang, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang và Công ty ADC.

28/03/2014
Bà Rịa - Vũng Tàu Đến Năm 2020 Toàn Tỉnh Có Khoảng 1.700 Ha Trồng Mãng Cầu Ta Bà Rịa - Vũng Tàu Đến Năm 2020 Toàn Tỉnh Có Khoảng 1.700 Ha Trồng Mãng Cầu Ta

Theo quy hoạch phát triển vùng sản xuất mãng cầu ta tỉnh BR-VT đến năm 2020, diện tích sản xuất giống cây trồng này của tỉnh là khoảng 1.700ha, với sản lượng bình quân 10.000 tấn/năm. Dự kiến đến năm 2030, trên địa bàn tỉnh sẽ ổn định diện tích mãng cầu ta 1.709ha, diện tích cho sản phẩm 1.606ha, sản lượng 13.403 tấn.

23/07/2014
Thăm Cù Lao Nhãn Khánh Hòa Thăm Cù Lao Nhãn Khánh Hòa

Xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang) là nơi được mệnh danh “xứ nhãn” của An Giang, nổi tiếng với giống nhãn Mỹ Đức tồn tại hàng trăm năm, vì mùi vị thơm ngon khó tìm được ở nơi khác.

23/07/2014
Nông Dân Ghép Điều Giỏi Nông Dân Ghép Điều Giỏi

Lên tham quan vườn điều của những nông dân ở Bù Gia Mập (Bình Phước), những chuyên gia gần trọn đời nghiên cứu về cây điều không khỏi ngạc nhiên.

28/03/2014