Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tây Ninh Thử Nghiệm Trồng Nấm Linh Chi Đỏ

Tây Ninh Thử Nghiệm Trồng Nấm Linh Chi Đỏ
Ngày đăng: 15/09/2014

Nấm linh chi đỏ là một loại thảo dược, thức ăn giàu chất dinh dưỡng, có giá thành khá cao và nhu cầu sử dụng lớn. Qua quá trình tự tìm hiểu trên các chương trình khuyến nông, mạng internet, ông Nguyễn Đình Thanh, ngụ tại khu phố 3, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành (Tây Ninh) đã trồng thử nghiệm với số lượng khoảng 5.000 bịch phôi nấm.

Ông Thanh cho biết, qua các tài liệu mà ông tìm hiểu thì hiện nay có 6 loại nấm linh chi, đó là linh chi đỏ, đen, xanh da trời, trắng, vàng và tím. Trong đó nấm linh chi đỏ có tác dụng trị liệu tốt nhất và có giá trị cao hơn các loại nấm còn lại. Ông tận dụng chuồng heo cũ, đồng thời bỏ ra khoảng 20 triệu đồng để làm thêm hệ thống tưới, mùng chống côn trùng. Phôi nấm được ông đặt mua ở TP. HCM với giá khoảng 4.000 đồng/bịch.

Theo ông Thanh thì nấm linh chi đỏ dễ trồng, ít dịch bệnh, không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc phức tạp, một ngày tưới từ 3 - 4 lần, nhiệt độ duy trì từ 28 - 310C… nấm sẽ phát triển tốt. Sau khi trồng khoảng từ 2,5 - 3 tháng là có thể thu hoạch. Sau khi thu hoạch thì sát trùng và tiếp tục chăm sóc cho đợt nấm sau. Qua tìm hiểu, ông cho biết mỗi bịch giá thể có thể cho thu hoạch từ 3 - 4 lần, sau lần thu hoạch đầu tiên, cách 1,5 tháng là có thể thu hoạch tiếp.

Hiện nấm linh chi đỏ của gia đình ông sinh trưởng được hơn 2 tháng, chỉ còn khoảng vài ngày nữa là có thể thu hoạch. Ông ước tính đợt đầu tiên thu hoạch được 220kg tươi, tương đương với 75kg khô. Giá bán hiện nay là khoảng 600.000 đồng/kg khô nên đợt này ông có thể thu được khoảng hơn 40 triệu trồng, trừ đi các chi phí ông có lãi khoảng 20 triệu đồng. Hiện nay, tuy chưa thu hoạch nhưng đã có nhiều nơi đến nhà ông liên hệ đặt hàng, đa số là các công ty dược phẩm, nhà thuốc Đông y trong và ngoài tỉnh.

Ông Thanh cho biết, do đây là lần đầu tiên trồng nấm linh chi đỏ nên ông chỉ đầu tư với quy mô nhỏ. Nếu sau khi thu hoạch, thấy có hiệu quả và đầu ra ổn định, ông sẽ mở rộng quy mô, tăng vốn đầu tư, xây dựng nhà nấm đúng quy chuẩn.

Được biết, trên địa bàn tỉnh ta còn rất ít người trồng nấm linh chi đỏ, còn trên địa bàn huyện Châu Thành thì gia đình của ông Thanh là hộ đầu tiên trồng loại cây dược liệu này.


Có thể bạn quan tâm

Cá Bống Tượng Qua Rồi Thời Hoàng Kim? Cá Bống Tượng Qua Rồi Thời Hoàng Kim?

Hiện nay, huyện Cái Nước có tổng số hơn 2.210 hộ tận dụng gần 300 ha diện tích mương vườn để nuôi cá chình và cá bống tượng. Mô hình này phát triển mạnh ở các xã: Hưng Mỹ, Phú Hưng và Thạnh Phú.

28/06/2013
Triển Vọng Cây Ngô Lai Trên Đất Tái Định Cư Triển Vọng Cây Ngô Lai Trên Đất Tái Định Cư

Thực hiện phương án chuyển đổi cơ cấu cây trồng để khắc phục điều kiện sản xuất, nâng thu nhập cho người dân TĐC Huổi Lực, xã Mường Báng, bằng nguồn vốn từ Nghị quyết 30a của Chính phủ, năm 2012, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tủa Chùa đã triển khai mô hình chuyển giao kỹ thuật trồng ngô lai LVN10.

28/06/2013
Trồng Thử Nghiệm Giống Nhãn Chín Muộn Trồng Thử Nghiệm Giống Nhãn Chín Muộn

Từ nguồn vốn sự nghiệp khuyến nông, khuyến lâm của tỉnh Bắc Kạn năm 2013, mới đây Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai mô hình trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao trên đất dốc với giống nhãn chín muộn HTM.

19/07/2013
Hướng Làm Kinh Mới Cho Nông Dân Pú Ôn, Nà Áng Hướng Làm Kinh Mới Cho Nông Dân Pú Ôn, Nà Áng

Bằng nguồn vốn Chương trình 135 giai đoạn II, Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Tủa Chùa đã thực hiện thành công mô hình chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi gà thịt thả vườn cho 60 hộ nghèo của 2 thôn Pú Ôn và Nà Áng (xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa).

28/06/2013
Cây Cà Phê Đưa Bản Hua Sa B Thoát Nghèo Cây Cà Phê Đưa Bản Hua Sa B Thoát Nghèo

Trở lại bản Hua Sa B, xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, chúng tôi nhận thấy sự đổi thay rõ ràng về cuộc sống ấm no đang hiện hữu. Những nương sắn, nương ngô cho thu hoạch thấp ngày xưa nay đã phủ kín màu xanh bát ngát của cây cà phê.

28/06/2013