Tây Ninh Thử Nghiệm Trồng Nấm Linh Chi Đỏ

Nấm linh chi đỏ là một loại thảo dược, thức ăn giàu chất dinh dưỡng, có giá thành khá cao và nhu cầu sử dụng lớn. Qua quá trình tự tìm hiểu trên các chương trình khuyến nông, mạng internet, ông Nguyễn Đình Thanh, ngụ tại khu phố 3, thị trấn Châu Thành, huyện Châu Thành (Tây Ninh) đã trồng thử nghiệm với số lượng khoảng 5.000 bịch phôi nấm.
Ông Thanh cho biết, qua các tài liệu mà ông tìm hiểu thì hiện nay có 6 loại nấm linh chi, đó là linh chi đỏ, đen, xanh da trời, trắng, vàng và tím. Trong đó nấm linh chi đỏ có tác dụng trị liệu tốt nhất và có giá trị cao hơn các loại nấm còn lại. Ông tận dụng chuồng heo cũ, đồng thời bỏ ra khoảng 20 triệu đồng để làm thêm hệ thống tưới, mùng chống côn trùng. Phôi nấm được ông đặt mua ở TP. HCM với giá khoảng 4.000 đồng/bịch.
Theo ông Thanh thì nấm linh chi đỏ dễ trồng, ít dịch bệnh, không đòi hỏi kỹ thuật chăm sóc phức tạp, một ngày tưới từ 3 - 4 lần, nhiệt độ duy trì từ 28 - 310C… nấm sẽ phát triển tốt. Sau khi trồng khoảng từ 2,5 - 3 tháng là có thể thu hoạch. Sau khi thu hoạch thì sát trùng và tiếp tục chăm sóc cho đợt nấm sau. Qua tìm hiểu, ông cho biết mỗi bịch giá thể có thể cho thu hoạch từ 3 - 4 lần, sau lần thu hoạch đầu tiên, cách 1,5 tháng là có thể thu hoạch tiếp.
Hiện nấm linh chi đỏ của gia đình ông sinh trưởng được hơn 2 tháng, chỉ còn khoảng vài ngày nữa là có thể thu hoạch. Ông ước tính đợt đầu tiên thu hoạch được 220kg tươi, tương đương với 75kg khô. Giá bán hiện nay là khoảng 600.000 đồng/kg khô nên đợt này ông có thể thu được khoảng hơn 40 triệu trồng, trừ đi các chi phí ông có lãi khoảng 20 triệu đồng. Hiện nay, tuy chưa thu hoạch nhưng đã có nhiều nơi đến nhà ông liên hệ đặt hàng, đa số là các công ty dược phẩm, nhà thuốc Đông y trong và ngoài tỉnh.
Ông Thanh cho biết, do đây là lần đầu tiên trồng nấm linh chi đỏ nên ông chỉ đầu tư với quy mô nhỏ. Nếu sau khi thu hoạch, thấy có hiệu quả và đầu ra ổn định, ông sẽ mở rộng quy mô, tăng vốn đầu tư, xây dựng nhà nấm đúng quy chuẩn.
Được biết, trên địa bàn tỉnh ta còn rất ít người trồng nấm linh chi đỏ, còn trên địa bàn huyện Châu Thành thì gia đình của ông Thanh là hộ đầu tiên trồng loại cây dược liệu này.
Có thể bạn quan tâm

Khoảng một triệu người ở châu Á kiếm sống từ nuôi tôm. Tại Việt Nam, xuất khẩu tôm đem lại 2,4 tỷ USD trong năm 2011 – tương đương hơn một phần sáu tổng giá trị sản lượng tôm ở châu Á cùng năm đó.

Sáng 29.11, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức họp bàn, tìm cách giải quyết dứt điểm tình trạng nuôi tôm thẻ chân trắng tràn lan, tự phát tại các địa phương ven biển trên địa bàn tỉnh. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Ngọc Quang chủ trì.

Các nhà quản lý và chuyên gia nông nghiệp cho rằng, ứng dụng công nghệ cao mới giúp phát triển ngành công nghiệp bò sữa ở Việt Nam.

Đầu tháng 10-2013, tổng đàn bò toàn tỉnh có trên 82.800 con, tăng trên 3.470 con so cùng kỳ năm trước. Các địa phương có số lượng đàn bò tăng nhanh theo mô hình “2b” vẫn là các xã, thị trấn vùng cù lao Giêng và cù lao Ông Chưởng (Chợ Mới), với trên 21.260 con, vượt 28,8% kế hoạch và tăng 23% so năm 2012.

Khoảng dăm năm trở lại đây, tại khu vực ngoại thành Hà Nội, sau mỗi vụ thu hoạch lúa, số người tham gia bắt chuột ngoài đồng ngày một nhiều. Có thể gọi họ là những “dũng sỹ” bảo vệ mùa màng bội thu, cho dù chưa hẳn ai cũng ý thức được đầy đủ rằng cần phải diệt chuột vì chúng là “chuyên gia” cắn phá cây trồng.