Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tây Ninh tập trung phát triển cây mì thành cây trồng chủ lực

Tây Ninh tập trung phát triển cây mì thành cây trồng chủ lực
Ngày đăng: 26/08/2015

Theo đó, sẽ tập trung tái cơ cấu điều chỉnh quy hoạch lại loại cây trồng, ưu tiên tăng diện tích cây mì lên từ 50 đến 60% (tức từ 45.000 ha theo quy hoạch lên khoảng 70.000 ha), năng suất bình quân lên 40 tấn/ha; đồng thời sẽ điều chỉnh giảm diện tích cây cao su và cây mía cho phù hợp với thực tế hiện nay.

Theo nhận định của các chuyên gia ngành khoai mì, cây mì là loại cây dễ trồng, không kén đất, ít sâu bệnh, chi phí đầu tư thấp, các sản phẩm tinh chế từ khoai mì phong phú, thị trường xuất khẩu rộng mở… là một lợi thế và tiềm năng để cây mì phát triển ổn định.

Toàn tỉnh Tây Ninh hiện có trên 50.000 ha mì, với sản lượng trên 1,6 triệu tấn, năng suất bình quân đạt 31,7 tấn/ha (bình quân cả nước 17,9 tấn/ha), xếp hàng thứ nhất về năng suất, sản lượng và hàng thứ 2 về diện tích trong cả nước (sau tỉnh Gia Lai). Cả tỉnh có 65 nhà máy sản xuất tinh bột mì, công suất trên 1 triệu tấn tinh bột/năm.

Anh Bùi Công Ngọc, sinh năm 1979, là một trong những nông dân làm giàu nhờ nghề trồng mì ở xã Tân Hiệp, huyện Tân Châu chia sẻ, sau lần thử nghiệm trồng mì cho hiệu quả kinh tế cao, nên anh và gia đình quyết định duy trì trồng cây mì và học hỏi, trao đổi kinh nghiệm canh tác, thay đổi giống mới, phân bón phù hợp nên năng suất bình quân đạt từ 45 - 50 tấn/ha.

Sau 10 năm, kinh tế gia đình đã tăng vượt, vươn lên làm giàu trên mảnh đất của ông cha để lại, từ diện tích đất chưa đầy 1 ha, đến nay gia đình anh đã có hơn 10 ha, cho thu nhập bình quân gần 500 triệu đồng/năm.

Cây mì sẽ là một trong những loại cây chủ lực của Tây Ninh trong tương lai.

Đánh giá về tiềm năng phát triển cây mì ở Tây Ninh, Tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng- Chủ tịch Hiệp hội sắn (mì) Việt Nam nhận định, về lâu dài cây mì sẽ là một trong những loại cây chủ lực của Việt Nam, mang lại giá trị kinh tế cao, giúp xóa đói giảm nghèo. Việc áp dụng khoa học kỹ thuật, cải tạo giống mới, cơ giới hóa trong sản xuất cây sắn hiện nay là rất cần thiết, nhằm tăng năng suất, tạo lợi thế cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới.

Song muốn cây mì được phát triển toàn diện, trở thành cây trồng chủ lực thì Tây Ninh cần có những giải pháp, bước tiến cụ thể, từ khâu đầu vào đến khâu tiêu thụ, tránh tình trạng lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc như hiện nay.

Ông Võ Đức Trong cho biết thêm, sắp tới, ngành nông nghiệp sẽ cho rà soát lại hết các hệ thống kênh thủy lợi, nâng cấp hệ thống tưới tiêu tại các tuyến kênh của tỉnh; hướng đến phục vụ nước tưới nông nghiệp cho tất cả các loại cây trồng (thay vì mục đích chỉ dùng cho cây lúa như trước đó).

Riêng một số diện tích đất chưa có kênh thủy lợi sẽ áp dụng tưới phun sương, nhỏ giọt; đồng thời áp dụng cơ giới hóa vào khâu gieo trồng, xây dựng mô hình liên kết 4 nhà, cánh đồng mẫu lớn nhằm tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng khoai mì.


Có thể bạn quan tâm

Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Gà Trên Đệm Lót Sinh Học Ở Bến Tre Nhân Rộng Mô Hình Nuôi Gà Trên Đệm Lót Sinh Học Ở Bến Tre

Nuôi gà trên đệm lót sinh học có nhiều ưu điểm: hạn chế mùi hôi, ô nhiễm môi trường, các bệnh về đường ruột và hô hấp trên gà, hạn chế lây truyền dịch bệnh, ít tốn công chăm sóc… Phú Mỹ là xã điển hình của huyện Mỏ Cày Bắc (Bến Tre) đã thử nghiệm hiệu quả và đang nhân rộng mô hình này.

24/05/2013
Xây Dựng 40 Mô Hình Sử Dụng Phân Viên Nén Nhả Chậm Xây Dựng 40 Mô Hình Sử Dụng Phân Viên Nén Nhả Chậm

Vụ mùa năm 2013, Công ty cổ phần Công nghệ nông nghiệp xanh (Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội) hỗ trợ 10/13 huyện, Thành phố của tỉnh (trừ Bảo Lạc, Bảo Lâm, Hạ Lang) xây dựng 40 mô hình sản xuất lúa, ngô sử dụng phân viên nén nhả chậm.

23/07/2013
Nuôi Tôm Bền Vững Ở Thái Lan Nuôi Tôm Bền Vững Ở Thái Lan

Trên bờ biển phía đông Thái Lan, có các ao, hồ, kênh xen kẽ rừng ngập mặn dọc theo kênh dẫn từ sông Rayong; gần đó có 5 trang trại nuôi tôm của nhóm nông dân ở Neonpra.

23/07/2013
Áp Dụng VietGAP Để Nâng Cao Thu Nhập Áp Dụng VietGAP Để Nâng Cao Thu Nhập

Trước nay, nhiều hộ dân trồng rau màu ở Đức Trọng đã phải chịu cảnh “Được mùa rớt giá, được giá mất mùa” và thường bị thương lái ép giá với những lý do về chất lượng sản phẩm. Từ khi áp dụng sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, đầu ra ổn định và kinh phí đầu tư cũng giảm.

25/05/2013
Ghe Tải Đụng Chìm Bè Cá Điêu Hồng Gây Thiệt Hại Hơn 500 Triệu Đồng Ghe Tải Đụng Chìm Bè Cá Điêu Hồng Gây Thiệt Hại Hơn 500 Triệu Đồng

Vào lúc 00 giờ 30 phút, ngày 22/7/2013, tại nhánh sông Tiền, thuộc thủy phận ấp Tây, xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình (Đồng Tháp), ghe tải mang biển số AG-11969 đụng vào bè cá “điêu hồng” của ông Trần Văn Thả (45 tuổi), ngụ xã Tân Thạnh, huyện Thanh Bình khiến ông Thả bị chấn thương cột sống và bè cá bị chìm, ước gây thiệt hại ban đầu hơn 500 triệu đồng.

24/07/2013