Tây Ninh Phấn Đấu Phát Triển Ngành Thủy Sản

Thời gian gần đây, cùng với ngành chăn nuôi đang có những chuyển biến tích cực, ngành thủy sản Tây Ninh cũng có những bước phát triển khá ổn định, tiếp tục đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi trồng.
Đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản ước 932,5 ha, vượt 1,6 so với kế hoạch. Sản lượng thủy sản năm 2014 ước đạt 17.295 tấn, tăng 12,9% so với cùng kỳ, trong đó, sản lượng nuôi trồng ước đạt 14.015 tấn, tăng 16,1%; sản lượng khai thác ước đạt 3.280 tấn, tăng 1.3%.
Một hộ nuôi cá bè trên sông Vàm Cỏ Đông.
Để nâng cao năng suất và sản lượng, Sở NN-PTNT tỉnh đã trình UBND tỉnh kế hoạch thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Tây Ninh đến năm 2020; hoàn thành thả cá giống vào hồ Dầu Tiếng năm 2014; đề nghị Sở TN-MT kiểm tra tình hình ô nhiễm nguồn nước hồ Dầu Tiếng ở 2 ấp Tân Đông, Tân Trung thuộc xã Tân Thành, huyện Tân Châu;
Phối hợp Sở TN-MT, Phòng NN-PTNT huyện Trảng Bàng, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II nhằm kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa tình trạng cá lóc nuôi bè bị lở loét ở xã Phước Chỉ; phối hợp với các ngành có liên quan điều tra, thống kê tình hình các trại nuôi trồng thủy sản, hiện trạng số lượng tàu thuyền tham gia đánh bắt thủy sản trong hồ Dầu Tiếng.
Bên cạnh đó, Sở cũng đã xây dựng, khuyến khích đầu tư các dự án nuôi trồng thủy sản, đảm bảo các điều kiện trong nuôi trồng thủy sản thâm canh, an toàn dịch bệnh; rà soát quy hoạch và nâng cao năng lực các cơ sở giống chất lượng, sạch bệnh, cung cấp đủ cho sản xuất; không ngừng kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở chế bến thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Trên địa bàn huyện chỉ mới xuất hiện những cơn mưa dông đầu mùa, đất chưa đủ độ ẩm nhưng nhiều người dân huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai đã ồ ạt xuống giống một số cây trồng vụ mùa; trong đó chủ yếu là cây mì, sau đó gặp nắng nóng kéo dài đã làm cho hàng ngàn ha mì chết và chậm phát triển vì thiếu nước. Những ngày qua, trên địa bàn huyện bắt đầu có mưa, phần nào giải cơn khát cho cây trồng thì cũng là điều kiện cho các dịch bệnh gây hại cây trồng xuất hiện.

Sự kết hợp đồng bộ các giải pháp giữa địa phương và các nhà quản lý chuyên ngành đã đưa giá vải thiều Bắc Giang lên cao nhất trong 5 năm qua, đạt trung bình 15.000 đồng/kg; tổng giá trị sản xuất đạt 2.900 tỉ đồng.

Với mong muốn tìm cây trồng thích hợp cho vùng đất cát nghèo dinh dưỡng, sau một thời gian tìm hiểu, học tập kinh nghiệm, chị Lê Thị Lạc ở xóm 3, xã Quỳnh Thuận (Quỳnh Lưu - Nghệ An) đã quyết định chọn cây thanh long để trồng thử nghiệm. Kết quả bước đầu cho thấy đây là cây trồng có triển vọng cho vùng đất cát ven biển.

Những ngày qua, giá chuối ở huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) đã tăng trở lại, sau một thời gian giảm thấp nhất trong vài năm trở lại đây, do không có thị trường tiêu thụ. Với giá bán bình quân hơn 4.000 đồng/kg, tăng gấp đôi so với thời gian từ tháng 6 trở về trước, đã phần nào giảm bớt khó khăn cho người trồng chuối tại địa phương này.

Thời điểm này, na Lục Nam (Bắc Giang) đang thu hoạch rộ. Tuy thời tiết không thuận lợi như một số năm trước song nhờ chú trọng áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, năm nay na lại được mùa.