Tây Ninh Phấn Đấu Phát Triển Ngành Thủy Sản

Thời gian gần đây, cùng với ngành chăn nuôi đang có những chuyển biến tích cực, ngành thủy sản Tây Ninh cũng có những bước phát triển khá ổn định, tiếp tục đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi trồng.
Đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản ước 932,5 ha, vượt 1,6 so với kế hoạch. Sản lượng thủy sản năm 2014 ước đạt 17.295 tấn, tăng 12,9% so với cùng kỳ, trong đó, sản lượng nuôi trồng ước đạt 14.015 tấn, tăng 16,1%; sản lượng khai thác ước đạt 3.280 tấn, tăng 1.3%.
Một hộ nuôi cá bè trên sông Vàm Cỏ Đông.
Để nâng cao năng suất và sản lượng, Sở NN-PTNT tỉnh đã trình UBND tỉnh kế hoạch thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Tây Ninh đến năm 2020; hoàn thành thả cá giống vào hồ Dầu Tiếng năm 2014; đề nghị Sở TN-MT kiểm tra tình hình ô nhiễm nguồn nước hồ Dầu Tiếng ở 2 ấp Tân Đông, Tân Trung thuộc xã Tân Thành, huyện Tân Châu;
Phối hợp Sở TN-MT, Phòng NN-PTNT huyện Trảng Bàng, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II nhằm kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa tình trạng cá lóc nuôi bè bị lở loét ở xã Phước Chỉ; phối hợp với các ngành có liên quan điều tra, thống kê tình hình các trại nuôi trồng thủy sản, hiện trạng số lượng tàu thuyền tham gia đánh bắt thủy sản trong hồ Dầu Tiếng.
Bên cạnh đó, Sở cũng đã xây dựng, khuyến khích đầu tư các dự án nuôi trồng thủy sản, đảm bảo các điều kiện trong nuôi trồng thủy sản thâm canh, an toàn dịch bệnh; rà soát quy hoạch và nâng cao năng lực các cơ sở giống chất lượng, sạch bệnh, cung cấp đủ cho sản xuất; không ngừng kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở chế bến thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Diện tích nuôi thả, năng suất và sản lượng tăng đáng kể, vượt các mục tiêu đề ra là kết quả nổi bật trong sản xuất thuỷ sản những năm gần đây. Nhờ đó, Bắc Giang trở thành tỉnh dẫn đầu khu vực miền núi phía Bắc trong lĩnh vực này.

Do thu hoạch vụ lúa Đông xuân trễ hơn các địa phương khác nên từ đầu vụ đến nay trên địa bàn huyện Long Mỹ (Hậu Giang), vịt đàn từ các nơi chạy đồng về đây rất lớn. Nếu tính từ khi bắt đầu thu hoạch lúa đến nay, trên địa bàn huyện có 44 đàn vịt với tổng số 57.625 con, trong đó vịt từ các huyện trong tỉnh Hậu Giang đến là 5 đàn với số lượng 6.740 con, vịt chạy đồng từ tỉnh khác đến có 14 đàn với số lượng 18.560 con.

Khoảng hai năm trở lại đây, nhiều loại bệnh xuất hiện đã ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng của cây hồ tiêu ở huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Theo thống kê sơ bộ, hiện nay toàn huyện Vĩnh Linh đã có gần 700/810 ha hồ tiêu bị nhiễm bệnh các loại, trong đó đã có nhiều vườn tiêu bị nhiễm bệnh chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người trồng.

Mọi năm vào thời điểm này, các xã vùng chuyên canh cây cà phê của huyện Hướng Hóa (Quảng Trị) như Hướng Phùng, Hướng Tân, Hướng Linh, Ba Tầng “sôi” lên bởi chuyện mở rộng diện tích trồng mới hoặc tái canh cây cà phê. Người dân sở tại, người ở các nơi tìm về mua đất, thuê đất trồng cà phê với hy vọng đổi đời. Giá đất ở “thủ phủ cà phê” Hướng Phùng không dưới 150 triệu đồng/ha, có lúc “sốt đất” giá lên cao chót vót, từ 250 đến 300 triệu đồng/ha nhưng nhiều người vẫn đổ tiền của vào đầu tư phát triển cây cà phê, vì khi đó giá lên cao, chỉ sau một vài vụ là đã thu hồi vốn. Nhưng năm nay, khi mùa vụ trồng mới đang đến gần, hơn 2.500 ha cây cà phê toàn huyện già cỗi cần phải tái canh nhưng không khí làng bản vẫn nhuốm một màu ảm đạm.

Việc phát hiện đàn chim yến ở tỉnh Ninh Thuận dương tính với cúm A/H5N1 khiến nhiều người dân lo lắng. Tuy nhiên, không chỉ chim yến, chim cút tại Đồng Nai cũng nằm “ngoài vòng kiểm soát” của dịch bệnh.