Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tây Ninh Phấn Đấu Phát Triển Ngành Thủy Sản

Tây Ninh Phấn Đấu Phát Triển Ngành Thủy Sản
Ngày đăng: 12/01/2015

Thời gian gần đây, cùng với ngành chăn nuôi đang có những chuyển biến tích cực, ngành thủy sản Tây Ninh cũng có những bước phát triển khá ổn định, tiếp tục đem lại hiệu quả kinh tế cho người nuôi trồng.

Đến nay, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản ước 932,5 ha, vượt 1,6 so với kế hoạch. Sản lượng thủy sản năm 2014 ước đạt 17.295 tấn, tăng 12,9% so với cùng kỳ, trong đó, sản lượng nuôi trồng ước đạt 14.015 tấn, tăng 16,1%; sản lượng khai thác ước đạt 3.280 tấn, tăng 1.3%.
Một hộ nuôi cá bè trên sông Vàm Cỏ Đông.
Để nâng cao năng suất và sản lượng, Sở NN-PTNT tỉnh đã trình UBND tỉnh kế hoạch thực hiện Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản Tây Ninh đến năm 2020; hoàn thành thả cá giống vào hồ Dầu Tiếng năm 2014; đề nghị Sở TN-MT kiểm tra tình hình ô nhiễm nguồn nước hồ Dầu Tiếng ở 2 ấp Tân Đông, Tân Trung thuộc xã Tân Thành, huyện Tân Châu;
Phối hợp Sở TN-MT, Phòng NN-PTNT huyện Trảng Bàng, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II nhằm kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp phòng ngừa tình trạng cá lóc nuôi bè bị lở loét ở xã Phước Chỉ; phối hợp với các ngành có liên quan điều tra, thống kê tình hình các trại nuôi trồng thủy sản, hiện trạng số lượng tàu thuyền tham gia đánh bắt thủy sản trong hồ Dầu Tiếng.
Bên cạnh đó, Sở cũng đã xây dựng, khuyến khích đầu tư các dự án nuôi trồng thủy sản, đảm bảo các điều kiện trong nuôi trồng thủy sản thâm canh, an toàn dịch bệnh; rà soát quy hoạch và nâng cao năng lực các cơ sở giống chất lượng, sạch bệnh, cung cấp đủ cho sản xuất; không ngừng kêu gọi đầu tư xây dựng cơ sở chế bến thủy sản đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.


Có thể bạn quan tâm

Chuyện thời cây quế lên ngôi tiền tỷ phơi giữa trời Chuyện thời cây quế lên ngôi tiền tỷ phơi giữa trời

Tiếng thơm về quế Nậm Đét (Bắc Hà - Lào Cai) cùng câu chuyện “di thực” giống quế về trồng ở vùng đất này đã đi qua hơn 40 mùa quế dóc vỏ. Không riêng ở Nậm Đét, những đồi quế, nương quế trở thành nguồn thu nhập lớn cho nhiều gia đình trong tỉnh, làm “thay da, đổi thịt” biết bao miền quê. Đi đến đâu cũng nghe người dân bàn về việc trồng quế, nói chuyện về thu mua quế. Đó là câu chuyện của thời kỳ cây quế “lên ngôi”...

26/06/2015
Nông dân trồng sen mong có thị trường ổn định Nông dân trồng sen mong có thị trường ổn định

Thời gian qua, nông dân trên địa bàn TP Cần Thơ đã cải thiện thu nhập nhờ chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng sen lấy gương. Tuy nhiên, việc tiêu thụ gương sen tại thành phố phụ thuộc hoàn toàn vào thương lái. Để nghề trồng sen phát triển bền vững, nông dân rất cần có doanh nghiệp đứng ra bao tiêu sản phẩm nhằm giúp giá cả đầu ra sản phẩm ổn định…

26/06/2015
Dùng ong ký sinh trừ dịch hại ngoại lai Dùng ong ký sinh trừ dịch hại ngoại lai

Hiện rệp sáp bột hồng phát sinh lây lan nhanh gây hại sắn trên diện rộng, đây là loại sâu hại nguy hiểm, rất khó phòng trừ và là đối tượng dịch hại mới ở Việt Nam. Tiến sĩ Ignazio Graziosi, chuyên gia của Trung tâm Nông nghiệp nhiệt đới quốc tế khu vực châu Á (CIAT-Asia), đã đến Phú Yên để nghiên cứu mức độ gây hại và cách phòng trừ rệp sáp bột hồng. Báo Phú Yên phỏng vấn tiến sĩ Ignazio Graziosi xung quanh vấn đề này.

26/06/2015
Mùa xoài thất thu Mùa xoài thất thu

Nắng hạn kéo dài thuận lợi cho nạn bọ trĩ hoành hành đã khiến vụ xoài năm nay mất mùa, kết thúc sớm. Không chỉ người trồng xoài ở huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) thất thu, mà các vựa cũng lao đao...

27/06/2015
Lãi hơn 500 triệu đồng mỗi năm nhờ trồng đu đủ Lãi hơn 500 triệu đồng mỗi năm nhờ trồng đu đủ

5 năm trở lại đây, mô hình trồng đu đủ phát triển mạnh tại xã Hòa Long (TP. Bà Rịa) mang lại đời sống khấm khá hơn cho nhiều hộ gia đình.

27/06/2015