Tây Ninh Phấn Đấu Cuối Tháng Ba Kết Thúc Vụ Thu Hoạch Mía

Sau 9 ngày nghỉ tết, hôm 24.2 (mùng 6 Tết), các nhà máy đường trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã đồng loạt hoạt động trở lại, tiếp nhận mía của nông dân, phấn đấu đến cuối tháng 3.2015 sẽ kết thúc vụ thu hoạch, chế biến mía đường niên vụ 2014 - 2015, sớm hơn vụ chế biến năm ngoái khoảng gần một tháng.
Bắt đầu khởi động vào giữa tháng 11.2014, tính đến thời gian trước Tết (16.2) ba nhà máy đường Thành Thành Công Tây Ninh, Biên Hòa Tây Ninh và Nước Trong Tây Ninh đã thu mua, đưa vào chế biến được 1.300.000 tấn mía cây, đạt 84% kế hoạch, lượng đường sản xuất đạt khoảng 140.000 tấn, bằng 123% so cùng kỳ. Trong đó, nhà máy đường Thành Thành Công Tây Ninh đã thu mua, đưa vào chế biến được 751.368 tấn, đạt 86% kế hoạch; lượng đường sản xuất đạt 88.775 tấn.
Giá thu mua mía có chữ đường đạt 10CCS của các nhà máy từ đầu vụ đến nay đạt bình quân 930.000 đồng/tấn, cao hơn các tỉnh trong khu vực khoảng 230.000 đồng/tấn.
Theo các nhà máy đường trong tỉnh, hiện trên địa bàn còn khoảng 250.000 tấn mía (kể lượng mía trồng ở Campuchia) chưa thu hoạch. Các nhà máy sẽ tạo điều kiện tối đa để nông dân sớm thu hoạch, đưa mía về nhà máy, phấn đấu kết thúc vụ vào cuối tháng 3.2015 để bắt tay vào chăm sóc, đầu tư mới vùng nguyên liệu cho vụ mùa năm tới.
Có thể bạn quan tâm

Mấy năm trở lại đây, người dân dùng lưới có kích cỡ nhỏ làm lưới đáy bằng lưới mùng để khai thác thủy sản ven bờ ở nhiều tỉnh ĐBSCL. Tình trạng khai thác lưới mùng mang tính hủy diệt dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn lợi thủy sản ven bờ tại địa phương.

Tại ấp Mỹ An B, xã Mỹ Thạnh An (TP. Bến Tre), chị Lê Thị Hoàng Anh - Bí thư Chi đoàn ấp là cán bộ Đoàn đầu tiên thử nghiệm mô hình nuôi chim trĩ.

Anh Trần Thanh Vân 46 tuổi nêu gương sáng nông dân sản xuất giỏi tiêu biểu ở thôn An Thạnh 1 thuộc xã An Hải, huyện Ninh Phước. Hôm sớm cần mẫn gắn bó ruộng vườn đem lại thu nhập cao bảo đảm cuộc sống gia đình hạnh phúc. Vườn nho nhà anh Vân trái chín treo chật cành màu đỏ thắm được thương lái thu mua trọn giàn phục vụ thị trường tết Nguyên đán Quý Tỵ.

Từ đầu tháng 8 đến nay, ngư dân xã Phước Dinh (huyện Thuận Nam) rất phấn khởi vì được mùa ruốc, sản lượng khai thác khoảng 20 tấn/ngày. Giá ruốc tươi dao động từ 18- 25 ngàn đồng/kg, ruốc khô bán với giá là 90 ngàn đồng/kg. Nhờ được mùa ruốc nên ngư dân có thêm thu nhập, cải thiện đời sống.

100 hộ dân ở xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tịnh, Quảng Ngãi đang điêu đứng vì cá chẽm nuôi ra không bán được, thiệt hại hàng trăm triệu đồng.