Tây Nguyên: Nông Dân Đổ Xô Trồng Hồ Tiêu

Những năm gần đây, người dân ở các tỉnh Tây Nguyên đổ xô trồng hồ tiêu, bất chấp sự khuyến cáo của các ngành chức năng. Đến nay, diện tích hồ tiêu của Tây Nguyên đã tăng lên trên 15.300ha, trong đó có 70% diện tích đã đưa vào khai thác, với sản lượng mỗi năm đạt trên 32.255 tấn tiêu hạt, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Dăk Lăk, Gia Lai và Dăk Nông.
Tại tỉnh Dăk Lăk, theo thống kê chưa đầy đủ, diện tích hồ tiêu đến nay đã tăng lên khoảng 6.000ha. Hiện nay, tại nhiều địa phương trong tỉnh Dăk Lăk, người dân đang ra sức chặt bỏ những diện tích càphê già cỗi để thay thế bằng cây hồ tiêu. Tại tỉnh Gia Lai, hiện đã có trên 5.000ha hồ tiêu đang cho thu hoạch, diện tích trồng mới hồ tiêu từ đầu năm 2011 đến nay không dưới 1.000ha, tập trung tại các huyện Chư Sê, Chư Pưh, Dăk Đoa, Chư Prông. Trong niên vụ hồ tiêu vừa qua, nhiều hộ gia đình thu lãi lớn, có gia đình lãi từ 1,5 – 2 tỉ đồng, điển hình như gia đình ông Nguyễn Quyết Chiến, ông Lê Ngọc Tài (xã Ia Pia, huyện Chư Prông), ông Nguyễn Đình Phú (xã Chư Pơng huyện Chư Sê).
Tuy nhiên, không phải ai trồng hồ tiêu cũng thu lãi cao. Hai năm qua, không ít diện tích hồ tiêu ở Tây Nguyên bị thiệt hại nghiêm trọng do sâu bệnh. Nhiều vườn tiêu đang xanh tốt bỗng bị khô gốc, thối rễ chết hàng loạt, khiến không ít gia đình lâm vào cảnh trắng tay như gia đình ông Nguyễn Hồng Sơn, Trần Văn Thơ ở xã Ea H’leo (huyện Ea H’leo, tỉnh Dăk Lăk) có hơn 2.400 trụ tiêu trong thời kỳ thu hoạch bị chết; gia đình ông Nguyễn Đức Thắng, bà Nguyễn Thị Tuyết ở xã Chư Don, huyện Chư Pưh (Gia Lai), có gần 8.000 gốc tiêu bị bệnh chết và hàng trăm hộ dân khác trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên cũng đang cùng chung cảnh ngộ.
Ông Nguyễn Văn Sinh, phó giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Dăk Lăk, cho biết hiện nay, tình trạng người dân đổ xô trồng hồ tiêu làm phá vỡ quy hoạch cơ cấu cây trồng của địa phương, giảm độ phì trong đất, lây nhiễm mầm sâu bệnh cho các cây trồng khác. Hơn nữa, khi sản lượng hồ tiêu tăng, “cung vượt cầu”, giá thu mua hồ tiêu giảm, người trồng tiêu sẽ gánh chịu thiệt hại. Do đó, ông Sinh đề nghị bà con phải cân nhắc kỹ trước khi đầu tư cây hồ tiêu, tránh chạy theo phong trào mà quên đi những loại cây trồng khác.
Có thể bạn quan tâm

Vụ hè thu này huyện Thăng Bình gieo sạ được 7.250ha lúa. tuy nhiên 2 tuần gần đây trên cây lúa bắt đầu xuất hiện sâu cuốn lá nhỏ gây hại ở nhiều địa phương.

Ngày 22-8, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ninh Sơn phối hợp với Trạm Bảo vệ thực vật tổng kết mô hình “1 phải, 5 giảm” trên cây lúa vụ hè- thu 2013.

Công tác tập huấn thường xuyên vẫn được chú trọng, đặc biệt là vào mùa vụ chính; tuy nhiên kết quả chưa đạt yêu cầu do không chiêu sinh được nông dân vì không có kinh phí hỗ trợ tiền ăn nên người dân không tham gia tập huấn, ảnh hưởng đến kết quả vùng nuôi tôm của tỉnh.

Để giúp các hộ nuôi từng bước chuyển dần hình thức nuôi tôm từ quảng canh cải tiến sang bán thâm canh theo hướng bền vững, năm 2013, Trung tâm Khuyến nông Hà Tĩnh đã xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm trong ao đất có quạt nước theo hướng bền vững do anh Nguyễn Trọng Định làm chủ mô hình.

Qua 2 năm triển khai, Dự án nuôi cua mật độ cao (1 con/m2) của Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản III Nha Trang tại huyện Trần Văn Thời (Cà Mau) đã và đang mang lại hiệu quả rất cao, sản lượng thu được từ 1,5 - 2 tấn/ha, góp phần cải thiện cuộc sống người dân.