Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tây Nguyên: Nông Dân Đổ Xô Trồng Hồ Tiêu

Tây Nguyên: Nông Dân Đổ Xô Trồng Hồ Tiêu
Ngày đăng: 24/04/2012

Những năm gần đây, người dân ở các tỉnh Tây Nguyên đổ xô trồng hồ tiêu, bất chấp sự khuyến cáo của các ngành chức năng. Đến nay, diện tích hồ tiêu của Tây Nguyên đã tăng lên trên 15.300ha, trong đó có 70% diện tích đã đưa vào khai thác, với sản lượng mỗi năm đạt trên 32.255 tấn tiêu hạt, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Dăk Lăk, Gia Lai và Dăk Nông.

Tại tỉnh Dăk Lăk, theo thống kê chưa đầy đủ, diện tích hồ tiêu đến nay đã tăng lên khoảng 6.000ha. Hiện nay, tại nhiều địa phương trong tỉnh Dăk Lăk, người dân đang ra sức chặt bỏ những diện tích càphê già cỗi để thay thế bằng cây hồ tiêu. Tại tỉnh Gia Lai, hiện đã có trên 5.000ha hồ tiêu đang cho thu hoạch, diện tích trồng mới hồ tiêu từ đầu năm 2011 đến nay không dưới 1.000ha, tập trung tại các huyện Chư Sê, Chư Pưh, Dăk Đoa, Chư Prông. Trong niên vụ hồ tiêu vừa qua, nhiều hộ gia đình thu lãi lớn, có gia đình lãi từ 1,5 – 2 tỉ đồng, điển hình như gia đình ông Nguyễn Quyết Chiến, ông Lê Ngọc Tài (xã Ia Pia, huyện Chư Prông), ông Nguyễn Đình Phú (xã Chư Pơng huyện Chư Sê).

Tuy nhiên, không phải ai trồng hồ tiêu cũng thu lãi cao. Hai năm qua, không ít diện tích hồ tiêu ở Tây Nguyên bị thiệt hại nghiêm trọng do sâu bệnh. Nhiều vườn tiêu đang xanh tốt bỗng bị khô gốc, thối rễ chết hàng loạt, khiến không ít gia đình lâm vào cảnh trắng tay như gia đình ông Nguyễn Hồng Sơn, Trần Văn Thơ ở xã Ea H’leo (huyện Ea H’leo, tỉnh Dăk Lăk) có hơn 2.400 trụ tiêu trong thời kỳ thu hoạch bị chết; gia đình ông Nguyễn Đức Thắng, bà Nguyễn Thị Tuyết ở xã Chư Don, huyện Chư Pưh (Gia Lai), có gần 8.000 gốc tiêu bị bệnh chết và hàng trăm hộ dân khác trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên cũng đang cùng chung cảnh ngộ.

Ông Nguyễn Văn Sinh, phó giám đốc sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Dăk Lăk, cho biết hiện nay, tình trạng người dân đổ xô trồng hồ tiêu làm phá vỡ quy hoạch cơ cấu cây trồng của địa phương, giảm độ phì trong đất, lây nhiễm mầm sâu bệnh cho các cây trồng khác. Hơn nữa, khi sản lượng hồ tiêu tăng, “cung vượt cầu”, giá thu mua hồ tiêu giảm, người trồng tiêu sẽ gánh chịu thiệt hại. Do đó, ông Sinh đề nghị bà con phải cân nhắc kỹ trước khi đầu tư cây hồ tiêu, tránh chạy theo phong trào mà quên đi những loại cây trồng khác.


Có thể bạn quan tâm

Giáo Sư Người Thái Cho Rằng Giun Biển Gây Lây Truyền Bệnh EMS Giáo Sư Người Thái Cho Rằng Giun Biển Gây Lây Truyền Bệnh EMS

Giáo sư Tim Flegel từ Trung tâm Khoa học ứng dụng Gen và công nghệ sinh học Thái Lan (BIOTEC) cho rằng tôm giống nuôi ăn giun biển-giun nhiều tơ- mang chuỗi vi khuẩn Vibrio trong ruột của chúng là nguyên nhân gây ra hội chứng tử vong sớm

20/01/2014
Ecuador - Công Bố Các Biện Pháp Nhằm Ngăn Chặn Dịch Bệnh EMS Ecuador - Công Bố Các Biện Pháp Nhằm Ngăn Chặn Dịch Bệnh EMS

Viện Thủy sản quốc gia (INP) ở Ecuador vừa mới giới thiệu 1 chuỗi các biện pháp trong kế hoạch đối phó để ngăn ngừa hội chứng tử vong sớm (EMS), còn được biết là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), khi vào nước này

20/01/2014
Phập Phồng Chuyện Phá Mía Nuôi Tôm Phập Phồng Chuyện Phá Mía Nuôi Tôm

Thị trấn Long Phú được xem là một trong ba địa bàn có diện tích trồng mía lớn của huyện Long Phú (Sóc Trăng) với hơn 200 ha… Nhưng cả cánh đồng mía bạt ngàn ngày nào giờ chỉ còn thưa thớt vài mảnh ruộng mía nằm đan xen với những ao tôm rộng lớn. Trên ruộng mía vừa thu hoạch, cũng được chủ nhân của nó thuê cơ giới đào xúc lên chuyển sang nuôi tôm…

20/01/2014
Xử Phạt 3 Doanh Nghiệp Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Xử Phạt 3 Doanh Nghiệp Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi

Ngày 16-1, Thanh tra Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã công bố quyết định xử phạt 3 doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Trảng Bom (Đồng Nai) vì vi phạm về chất lượng sản phẩm.

20/01/2014
Thừa Thiên Huế Tôm Nuôi Được Mùa, Được Giá Thừa Thiên Huế Tôm Nuôi Được Mùa, Được Giá

Khác với không khí ảm đảm của năm 2012, vụ tôm năm nay hầu hết bà con ngư dân đều vui mừng, phấn khởi vì tôm nuôi vừa được mùa, lại được giá.

20/01/2014