Tàu Vỏ Thép Ra Khơi

Tối 15-7, tàu vỏ thép hiệu SANG FISH 01 của anh Lê Văn Sang (SN 1984, trú phường Thuận Phước, quận Hải Châu, Đà Nẵng) và ngư dân Phan Bé (huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) vươn khơi chuyến biển đầu tiên.
Chuyến ra khơi này tàu làm dịch vụ hậu cần, chuyên cung cấp nhiên liệu, nhu yếu phẩm và thu mua hải sản cho ngư dân. Tàu vận chuyển 17.000 lít dầu, trên 1.000 cây đá, 7.000 khay đựng cá…, tổng giá trị chuyến ra khơi trên 300 triệu đồng. Sau chuyến biển đầu tiên này, tàu SANG FISH 01 sẽ ra khơi để đánh bắt hải sản kiêm công tác dịch vụ hậu cần cho bà con ngư dân.
Tàu SANG FISH 01 có đầy đủ các tiện nghi hiện đại như máy định vị, máy dò đứng, máy siêu dò ngang, ra-đa, hệ thống thông tin liên lạc đường dài, máy thông tin hàng hải, máy thông tin với tàu ngư dân và máy VHS. Tàu có 6 hầm đựng cá, hệ thống cách đông hiện đại, bảo quản tốt chất lượng sản phẩm hải sản…
* Ngày 15-7, ông Trần Văn Mười (phường Mân Thái, quận Sơn Trà), chủ tàu cá ĐNa 90567 cho biết, tàu vừa cập bến mang về hơn 25 tấn mực khô, trị giá 1,6 tỷ đồng. Theo ông Mười, chuyến biển làm nghề câu mực kéo dài 60 ngày, với 45 lao động. Sau khi trừ chi phí, mỗi ngư dân được 26 triệu đồng, riêng chủ tàu lãi hơn 150 triệu đồng. Được biết, hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 5 tàu làm nghề câu mực có thu nhập cao.
Có thể bạn quan tâm

Công ty cổ phần sữa Việt Nam (Vinamilk), doanh nghiệp mua sữa tươi nguyên liệu từ nông dân lớn nhất Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay đã chi ra 1.500 tỉ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái để mua 115.300 tấn sữa với mức giá bình quân 13.600 đồng/lít và chiếm 60% lượng sữa tươi nguyên liệu của đàn bò cả nước.

Nông dân Đà Lạt đã quen “thâm canh” rau với việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để đạt năng suất tối đa. Bởi vậy, khi quay trở lại cách trồng rau kiểu “các cụ” - trồng rau theo hướng hữu cơ - họ đã phải thay đổi rất nhiều trong tư duy và trong thói quen. Làm sao để sản xuất ra những cây rau thương phẩm an toàn, bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng, người nông dân, bảo vệ môi trường cũng là vấn đề được đặt ra khi Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng thực hiện mô hình Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau theo hướng hữu cơ tại thành phố Đà Lạt.

Ông Đặng Phúc, Giám đốc Trung tâm Giống và Kỹ thuật cây trồng Phú Yên cho biết, với 22ha đất sản xuất lúa 2 vụ tại 2 trại giống ở Hòa An (Phú Hòa) và Hòa Đồng (Tây Hòa), mỗi năm, đơn vị cung ứng cho thị trường hơn 220 tấn lúa giống siêu nguyên chủng và nguyên chủng.

Những cuối tháng 10, nông dân xã Vũ An (Kiến Xương) tấp nập làm đất, bón phân, đánh rạch trồng khoai tây. Không ai bảo ai nhưng ai cũng có một mong ước chung là “mưa thuận gió hòa” thu hoạch trước tết để bán được giá cao.

Năm 2013, Trạm Khuyến Nông lâm ngư (KNLN) thị xã Hương Thủy (Thừa Thiên Huế) đã thực hiện mô hình trồng nấm rơm và tổ chức tập huấn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật cho 30 hộ dân ở phường Thủy Lương và phường Thủy Phương thực hiện mô hình.