Tàu Vỏ Thép Ra Khơi

Tối 15-7, tàu vỏ thép hiệu SANG FISH 01 của anh Lê Văn Sang (SN 1984, trú phường Thuận Phước, quận Hải Châu, Đà Nẵng) và ngư dân Phan Bé (huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) vươn khơi chuyến biển đầu tiên.
Chuyến ra khơi này tàu làm dịch vụ hậu cần, chuyên cung cấp nhiên liệu, nhu yếu phẩm và thu mua hải sản cho ngư dân. Tàu vận chuyển 17.000 lít dầu, trên 1.000 cây đá, 7.000 khay đựng cá…, tổng giá trị chuyến ra khơi trên 300 triệu đồng. Sau chuyến biển đầu tiên này, tàu SANG FISH 01 sẽ ra khơi để đánh bắt hải sản kiêm công tác dịch vụ hậu cần cho bà con ngư dân.
Tàu SANG FISH 01 có đầy đủ các tiện nghi hiện đại như máy định vị, máy dò đứng, máy siêu dò ngang, ra-đa, hệ thống thông tin liên lạc đường dài, máy thông tin hàng hải, máy thông tin với tàu ngư dân và máy VHS. Tàu có 6 hầm đựng cá, hệ thống cách đông hiện đại, bảo quản tốt chất lượng sản phẩm hải sản…
* Ngày 15-7, ông Trần Văn Mười (phường Mân Thái, quận Sơn Trà), chủ tàu cá ĐNa 90567 cho biết, tàu vừa cập bến mang về hơn 25 tấn mực khô, trị giá 1,6 tỷ đồng. Theo ông Mười, chuyến biển làm nghề câu mực kéo dài 60 ngày, với 45 lao động. Sau khi trừ chi phí, mỗi ngư dân được 26 triệu đồng, riêng chủ tàu lãi hơn 150 triệu đồng. Được biết, hiện nay trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có 5 tàu làm nghề câu mực có thu nhập cao.
Có thể bạn quan tâm

Trong những thành công đó phải kể đến việc thực hiện Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và đổi mới hình thức tổ chức sản xuất sử dụng vốn trực tiếp từ chương trình nông thôn mới được triển khai trên địa bàn 9 xã của huyện. Với con số trên một trăm mô hình, đề án thu hút hàng ngàn hộ, nhóm hộ, hợp tác xã tham gia, hưởng lợi thực sự là con số ấn tượng góp phần phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn.

Phát huy hiệu quả mô hình cánh đồng mẫu lớn từ những vụ sản xuất trước, vụ xuân năm nay huyện Cẩm Khê chỉ đạo nhân rộng cánh đồng sản xuất lúa theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, ba cùng: Cùng trà, cùng giống, cùng áp dụng biện pháp kỹ thuật ở 12 xã, thị trấn với tổng diện tích thực hiện là 768ha.

Sau 4 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Điện Phong đã huy động hơn 54 tỷ đồng tập trung bê tông hóa 54km đường giao thông nội đồng, giao thông nông thôn, kiên cố hóa 11km kênh mương thủy lợi cùng nhiều công trình phúc lợi xã hội khác.

Cuối tuần rồi, lên xã Tam Dân thuộc huyện Phú Ninh dự tiệc mừng nhà mới của đứa bạn thời sinh viên, Tư tôi thấy vợ chồng anh Sáu Ngọc Tú cùng mấy người làm công đang thu hoạch vườn chuối mốc. Gia đình anh Sáu có 1 sào đất vườn, hàng chục năm nay quanh đi quẩn lại họ cũng chỉ biết trồng sắn. Tuy nhiên, do năng suất củ sắn tươi đạt không cao, giá bán sản phẩm lại quá thấp nên vụ nào loại cây trồng này cũng cho mức lãi ròng rất ít, thậm chí có mùa thâm luôn cả vốn.

Trước thực trạng dịch bệnh hoành hành trên những vườn tiêu Tiên Phước và sự khan hiếm nguồn giống gốc sạch bệnh, thời gian qua, đã có nhiều đề tài, mô hình, dự án nghiên cứu nhằm phục hồi và phát triển loài cây bản địa này. Giai đoạn 2012 - 2013, Trạm Bảo vệ thực vật huyện cũng đã tiến hành một số mô hình liên quan tới phục hồi và phát triển giống tiêu bản địa.