Tàu Cá Vỏ Thép Tương Lai Của Nghề Cá Khánh Hòa

Khánh Hòa là địa phương được chọn thí điểm đóng tàu cá vỏ thép sau huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, tiếp đó sẽ đến các tỉnh Phú Yên, Bình Định rồi nhân rộng trên cả nước. Việc thay tàu gỗ thành tàu vỏ thép nhằm giúp ngư dân hành nghề đánh bắt xa bờ hiệu quả là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo.
Công ty TNHH Một thành viên Đóng tàu Cam Ranh thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy – là đơn vị được giao đóng 6/30 chiếc tầu cá vỏ thép thí điểm, hiện công ty đang khẩn trương hoàn thành chiếc tàu cá vỏ thép thứ hai, dự kiến bàn giao cho ngư dân Quảng Ngãi vào tháng 6/2014.
Hiện đại hóa đội tàu xa bờ vừa là khâu đột phá quan trọng để phát triển kinh tế vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia. Trên thế giới, xu hướng hiện đại hóa tàu cá bằng việc thay tàu gỗ bằng tàu bọc thép, sắt hay các vật liệu khác đã trở thành xu hướng phổ biến mang tính tất yếu và đã cho thấy hiệu quả lớn trong khai thác xa bờ.
Do đó một nền công nghiệp khai thác hiện đại phải gắn với một phương thức cũng như phương tiện khai thác hiện đại. Khác với tàu vỏ gỗ, tàu vỏ thép được đóng theo quy trình khép kín, có đầy đủ tất cả trang thiết bị hàng hải. Đây chính là cơ sở làm thay đổi bộ mặt ngành khai thác hải sản tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Bồng, Trưởng phòng kỹ thuật Công ty TNHH MTV đóng tàu Cam Ranh cho rằng Tàu vỏ thép rất hiện đại, trên tàu có 6 hầm chứa cá với tải trọng lớn, ngoài ra tàu cũng được trang bị các tính năng hiện đại có thể đi biển dài ngày.
Nhận thức được điều này, nhiều ngư dân đã hưởng ứng đề án thí điểm thay tàu gỗ bằng tàu sắt để nghề đánh cá của Việt Nam tiến theo kịp các nước trong khu vực. Anh Mai Thành Văn, ngư dân Quảng Ngãi vốn có một chiếc tầu vỏ gỗ, nay được chuyển sang sử dụng tàu vỏ thép- là chiếc thí điểm đầu tiên vừa được bàn giao đầu tháng tư vừa qua rất phấn khởi và cho biết sẽ ra khơi bám biển dài ngày, vừa có thể nâng cao sản lượng đánh bắt, đồng thời có thể bám biển dài ngày,góp phần khẳng định quyền chủ quyền biển đảo đất nước.
Theo số liệu thống kê của Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh, số lượng tàu gỗ chuyển sang tàu vỏ thép trên cả nước dự kiến trên 24.500 tàu. Tại tỉnh Khánh Hòa hiện có 5.000 phương tiện đánh cá, trong đó trên 400 chiếc chuyên khai thác cá ngừ đại dương. Các tầu hầu hết đều bằng gỗ, nên chưa có trang thiết bị hiện đại và an toàn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác,chất lượng sản phẩm bảo quản sau thu hoach.
Với việc Nhà nước khuyến khích ngư dân đóng tàu bằng nguyên liệu khác như sắt, thép là chủ trương đúng đắn. Đây không chỉ là vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh tế mà còn liên quan đến môi trường khi áp lực từ nguồn gỗ tự nhiên phục vụ đóng tàu sẽ được giảm bớt. Do đó, việc đóng mới tàu thuyền bằng vật liệu sắt, thép cần được hưởng ứng và triển khai.
Có thể bạn quan tâm

Với độ cao từ 500 - 600m, biên độ nhiệt ngày đêm lớn, chất đất phù hợp nên Tây Nguyên là vùng trọng điểm phát triển cà phê vối của cả nước.

Đó là khẳng định của ông Lê Văn Thủy, Tổng GĐ Cty TNHH MTV Sông Chu, đơn vị được giao trọng trách quản lý, vận hành “túi nước” khổng lồ Cửa Đạt đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ và chống hạn cho hàng chục nghìn ha đất SX nông nghiệp vào mùa khô.

Máy gieo hạt đậu phộng gồm 2 phần: Máy xới tay hiệu Yanmar, sử dụng động cơ K15 và bộ phận gieo hạt đậu phộng, có thùng chứa đậu khoảng 20 kg.

Với diện tích đất tự nhiên 95.339 km2, chiếm 26,8% đất tự nhiên của cả nước, miền núi phía Bắc là vùng đất đồi núi rộng lớn, có nhiều tiềm năng phát triển các cây công nghiệp.

Thiên nhiên biệt đãi cho Tây Nguyên có tầng đất đỏ bazan để phát triển nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao.