Tàu Cá Vỏ Thép Tương Lai Của Nghề Cá Khánh Hòa

Khánh Hòa là địa phương được chọn thí điểm đóng tàu cá vỏ thép sau huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, tiếp đó sẽ đến các tỉnh Phú Yên, Bình Định rồi nhân rộng trên cả nước. Việc thay tàu gỗ thành tàu vỏ thép nhằm giúp ngư dân hành nghề đánh bắt xa bờ hiệu quả là chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước trong chiến lược phát triển kinh tế biển đảo.
Công ty TNHH Một thành viên Đóng tàu Cam Ranh thuộc Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy – là đơn vị được giao đóng 6/30 chiếc tầu cá vỏ thép thí điểm, hiện công ty đang khẩn trương hoàn thành chiếc tàu cá vỏ thép thứ hai, dự kiến bàn giao cho ngư dân Quảng Ngãi vào tháng 6/2014.
Hiện đại hóa đội tàu xa bờ vừa là khâu đột phá quan trọng để phát triển kinh tế vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của quốc gia. Trên thế giới, xu hướng hiện đại hóa tàu cá bằng việc thay tàu gỗ bằng tàu bọc thép, sắt hay các vật liệu khác đã trở thành xu hướng phổ biến mang tính tất yếu và đã cho thấy hiệu quả lớn trong khai thác xa bờ.
Do đó một nền công nghiệp khai thác hiện đại phải gắn với một phương thức cũng như phương tiện khai thác hiện đại. Khác với tàu vỏ gỗ, tàu vỏ thép được đóng theo quy trình khép kín, có đầy đủ tất cả trang thiết bị hàng hải. Đây chính là cơ sở làm thay đổi bộ mặt ngành khai thác hải sản tại Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Bồng, Trưởng phòng kỹ thuật Công ty TNHH MTV đóng tàu Cam Ranh cho rằng Tàu vỏ thép rất hiện đại, trên tàu có 6 hầm chứa cá với tải trọng lớn, ngoài ra tàu cũng được trang bị các tính năng hiện đại có thể đi biển dài ngày.
Nhận thức được điều này, nhiều ngư dân đã hưởng ứng đề án thí điểm thay tàu gỗ bằng tàu sắt để nghề đánh cá của Việt Nam tiến theo kịp các nước trong khu vực. Anh Mai Thành Văn, ngư dân Quảng Ngãi vốn có một chiếc tầu vỏ gỗ, nay được chuyển sang sử dụng tàu vỏ thép- là chiếc thí điểm đầu tiên vừa được bàn giao đầu tháng tư vừa qua rất phấn khởi và cho biết sẽ ra khơi bám biển dài ngày, vừa có thể nâng cao sản lượng đánh bắt, đồng thời có thể bám biển dài ngày,góp phần khẳng định quyền chủ quyền biển đảo đất nước.
Theo số liệu thống kê của Công ty TNHH MTV Đóng tàu Cam Ranh, số lượng tàu gỗ chuyển sang tàu vỏ thép trên cả nước dự kiến trên 24.500 tàu. Tại tỉnh Khánh Hòa hiện có 5.000 phương tiện đánh cá, trong đó trên 400 chiếc chuyên khai thác cá ngừ đại dương. Các tầu hầu hết đều bằng gỗ, nên chưa có trang thiết bị hiện đại và an toàn, làm ảnh hưởng đến hiệu quả khai thác,chất lượng sản phẩm bảo quản sau thu hoach.
Với việc Nhà nước khuyến khích ngư dân đóng tàu bằng nguyên liệu khác như sắt, thép là chủ trương đúng đắn. Đây không chỉ là vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh tế mà còn liên quan đến môi trường khi áp lực từ nguồn gỗ tự nhiên phục vụ đóng tàu sẽ được giảm bớt. Do đó, việc đóng mới tàu thuyền bằng vật liệu sắt, thép cần được hưởng ứng và triển khai.
Có thể bạn quan tâm

Ngoài ra, đây cũng là nơi tạo điều kiện thuận lợi để các đối tác Việt Nam và quốc tế mở rộng mối quan hệ hợp tác, nghiên cứu, thị trường buôn bán thủy sản, sản phẩm thủy sản, thuốc thú y thủy sản nhằm mục đích thúc đẩy ngành NTTS tăng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường, sinh thái. Hội nghị DAA9 sẽ còn tiếp tục đến hết ngày 28/11.

Thời điểm này cũng chứng kiến sự đột phá trong đổi mới tổ chức ngành hàng với sự ra đời của Ban Điều phối ngành hàng cà phê Việt Nam. Nhiệm vụ chính của Ban này là hỗ trợ Bộ NN-PTNT trong nghiên cứu và đề xuất chính sách, điều phối việc thực hiện chiến lược, quy hoạch, thông tin và đối thoại, xúc tiến thương mại…

Ông Lê Thanh Thuấn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Sao Mai An Giang, cho biết: Nhà máy tinh luyện dầu cá tra cao cấp của Tập đoàn vừa đi vào hoạt động, sản phẩm đã có mặt tại thị trường Việt Nam với công suất ban đầu 100 tấn/ngày. Đây là nhà máy đầu tiên trên thế giới SX dầu thực phẩm từ mỡ cá tra, basa.

Nhiều doanh nghiệp (DN) vừa và nhỏ chế biến nông, thủy sản ở ĐBSCL cho biết vẫn loay hoay tìm công nghệ thích hợp phát triển sản phẩm từ sơ chế đến tinh chế; bảo quản, đóng gói bao bì để nâng cao giá trị... hoặc có nhu cầu đa dạng hóa sản phẩm nhưng chưa tìm được địa chỉ hỗ trợ.

Là địa phương có mặt bò sữa sớm nhất ở Vĩnh Phúc từ năm 2000-2001, đến nay, Vĩnh Thịnh (huyện Vĩnh Tường) đã trở thành vựa bò sữa chiếm 2/3 tổng đàn bò sữa toàn tỉnh. Ông Bùi Như Ý, PGĐ Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc bảo rằng, nếu để nói về những bức xúc, trăn trở về chương trình bò sữa thì Vĩnh Thịnh chính là bức tranh của “Vĩnh Phúc thu nhỏ”.