Tất Bật Chăm Sóc Hoa Tết

Cùng với phát triển các loại cây rau màu, nhiều năm qua, người dân xã Triệu Thượng (Triệu Phong - Quảng Trị) đã đưa vào trồng các loại hoa nhằm phục vụ thị trường Tết. Đây được đánh giá là hướng đi phù hợp, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Về thăm làng hoa một ngày cuối năm 2013, dưới cơn mưa phùn giá rét, anh Lê Kim Cận, Chủ tịch Hội Nông dân xã dẫn tôi đi thăm vườn hoa của gia đình chị Hà Thị Ly, thôn Nhan Biều 2, một trong những hộ trồng nhiều hoa và lâu năm ở Triệu Thượng. Hàng năm, cứ đến cuối tháng 10 âm lịch, gia đình chị Ly lại đưa vào trồng khoảng 2.000 cây hoa cúc, pha lê, phan tím… trên diện tích 400m2.
Chị cho biết, sau mỗi vụ thu hoạch, gia đình thu lãi gần 20 triệu đồng. Vụ hoa năm nay, gia đình mới xuống giống được hơn một tháng nhưng cây phát triển tốt, đồng đều. “Trồng hoa, mỗi năm một khác, còn phụ thuộc vào thời tiết, giá cả, năm được, năm mất nhưng nhìn chung nghề này mang lại nguồn thu khá cao. Năm nay gia đình tui trồng nhiều hơn năm ngoái, nếu thời tiết thuận lợi thì hứa hẹn có thu nhập cao”, chị Ly chia sẻ.
Để hoa từng bước trở thành cây trồng chính, góp phần giúp bà con thoát nghèo, bên cạnh việc chủ động mở các lớp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh, Hội Làm vườn, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ xã Triệu Thượng còn phối hợp với các ngành chức năng tìm đầu ra cho sản phẩm.
Đến nay, toàn xã Triệu Thượng đã có 60 hộ trồng hoa trên diện tích 1,5ha, trung bình thu nhập đạt 100 - 150 triệu đồng/ha. Hiện, bà con đang tích cực giăng đèn, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh nhằm đảm bảo cho hoa nở đúng dịp Tết.
“Nghề trồng hoa du nhập về xã gần 5 năm nay và cho thu nhập cao hơn nhiều lần so với các cây rau màu khác. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tham mưu với UBND xã mở rộng diện tích và xây dựng vùng chuyên canh hoa, cũng như có chính sách, giải pháp tạo điều kiện cho người dân được vay vốn, tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc hoa. Dự tính vài năm nữa, cây hoa sẽ giúp bà con làm giàu”, anh Cận nói.
Có thể bạn quan tâm

Những năm gần đây nông dân ấp Lợi Tường, xã Mỹ Lợi A, Cái Bè, Tiền Giang) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay để tăng thu nhập, cải thiện đời sống. Chẳng hạn như mô hình trồng dưa leo của anh Võ Văn Đông mang lại hiệu quả kinh tế cao, đã giúp gia đình anh phát triển kinh tế, từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu.

Ông Nguyễn Văn Lộc, Giám đốc Công ty ca cao Nguyên Lộc (TX.Long Khánh, Đồng Nai) - đơn vị hợp tác với Trung tâm ứng dụng công nghệ sinh học Đồng Nai tổ chức nhân giống ca cao và thử nghiệm mô hình trồng xen canh ca cao với các loại cây trồng khác - cho biết, năm 2013 công ty đã cung cấp trên 100 tấn hạt ca cao đã lên men cho Tập đoàn Grand – Place.

Viện nghiên cứu phát triển ĐBSCL – Trường Đại học Cần Thơ tổ chức nghiệm thu và chuyển giao cho nông dân ấp Bưng Chụm, xã Tham Đôn, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng quy trình sản xuất, chăn nuôi khép kín gắn với mô hình canh tác màu tiết kiệm nước.

Sau thắng lợi của vụ đậu đen năm trước, vụ Đông Xuân này nông dân các địa phương trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã chủ động mở rộng diện tích đậu đen lên tổng số khoảng 530 ha, tập trung nhiều nhất ở Vĩnh Thuận với 265 ha, Vĩnh Kim 135 ha… Tuy nhiên, do nắng hạn, phần lớn diện tích đậu đen bị mất mùa.

Năm 2011, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã thực hiện mô hình “Tổ hợp tác sản xuất chè vụ đông có sử dụng công nghệ tưới phun mưa tự động”. Đây là một trong những phương pháp sử dụng công nghệ kỹ thuật tưới nước tiết kiệm được áp dụng rộng rãi trên Thế giới và mang lại hiệu quả cao.