Tập trung tăng sản lượng tôm sú

Nhìn vào cơ cấu và giá trị xuất khẩu các mặt hàng thủy sản những năm qua sẽ thấy, con tôm luôn chiếm một phần quan trọng trong kế hoạch xuất khẩu hằng năm của các nhà quản lý. Năm 2014, trong 8 tỉ USD xuất khẩu thủy sản, con tôm chiếm hơn 51%. Vì thế, trong 6 tháng đầu năm nay, xuất khẩu tôm đạt 1,3 tỉ USD, giảm 28% so cùng kỳ năm trước đã khiến giá trị xuất khẩu thủy sản 6 tháng đầu năm giảm 16% so với cùng kỳ.
Hiện con tôm Việt Nam có 3 thị trường quan trọng là Mỹ, Nhật và EU, trong đó, Mỹ và Nhật là 2 thị trường quyết định đến giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp xuất khẩu tôm. Năm nay, 2 thị trường này giảm sức mua đã ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu của con tôm.
Theo VASEP, những năm trước, hội chứng tôm chết sớm (EMS) xuất hiện đồng loạt tại các nước nuôi tôm, khiến nguồn tôm nguyên liệu cung cấp cho thị trường giảm, trong khi nhu cầu không giảm. Năm nay, EMS đã được khống chế ở hầu hết các nước, vì thế sản lượng tôm nuôi được dự báo tăng mạnh. Một khi nguồn cung tôm từ các nước như Ấn Độ, Thái Lan… dồi dào, các nhà nhập khẩu sẽ “tạm dừng” để làm giá.
Trong cuộc họp báo thường kỳ ngày 5/8 tại Bộ NN&PTNT, ông Phạm Anh Tuấn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, sản lượng tôm suy giảm do xâm nhập mặn và diễn biến thời tiết với nhiệt độ cao vào các tháng 3, 4 và 5. Ngoài ra, xuất khẩu tôm khó khăn vì sức mua thị trường yếu, chênh lệch về tỉ giá nên bất lợi cho xuất khẩu… Từ nay đến cuối năm, ngành thủy sản sẽ tập trung thúc đẩy sản xuất tăng sản lượng tôm sú, phát triển tôm sú nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến.
Ông Phạm Anh Tuấn cho biết: “Tôm sú khi sản xuất theo mô hình quảng canh và quảng canh cải tiến sẽ có giá thành sản xuất thấp, khả năng cạnh tranh cao hơn, bên cạnh đó làm theo mô hình này ít rủi ro dịch bệnh. Đặc biệt, mặt hàng tôm sú có sự cạnh tranh về phân khúc thị trường thấp hơn tôm thẻ chân trắng vì số nước đang sản xuất tôm sú không còn nhiều. Chính vì vậy chủ trương của Bộ NN&PTNT trong những tháng cuối năm là tập trung vào đối tượng nuôi này để thúc đẩy xuất khẩu thủy sản”.
Tháng 7, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ đạt gần 620.000 ha, sản lượng gần 250.000 tấn. Trong đó, tôm sú có diện tích nuôi đạt hơn 573 ha, tăng 4,5% so với cùng kỳ, sản lượng 131.000 tấn, giảm 3,7%. Tôm thẻ chân trắng có diện tích nuôi ước đạt hơn 45.000 ha, giảm 23,2% và giản lượng cũng giảm 11,6%.
Có thể bạn quan tâm

2 cơ sở thuộc Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III được phép nuôi gia hóa đàn tôm thẻ chân trắng bố mẹ F1-VN phục vụ công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, gồm Trung tâm Tư vấn SX & dịch vụ KHCN thủy sản và Trung tâm quốc gia Giống hải sản miền Trung.

Phía Vinafruit cũng đưa ra dự báo, những tháng tới đây, rau quả Thái Lan sẽ tiếp tục xuất hiện nhiều trên thị trường thông qua hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam, hệ thống siêu thị vừa được mua lại từ Tập đoàn Berli Jucker (BJC) của Thái Lan vào đầu tháng 8/2014.

Tương tự, ông Chín Chánh, thành viên CLB khuyến nông VAC (ấp Đồng Tranh, xã Long Hòa) cho biết: “Vườn xoài 30 tuổi rộng hơn 1 ha của tui vậy mà năng suất trái vụ rất khá. Năm ngoái đạt 4 tấn, với giá bán bình quân từ đầu đến cuối mùa trái vụ là 40.000 đ/kg, thu về gần 150 triệu đ. Khấu trừ chi phí sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu xong lời gần 100 triệu đ”.

Thay mặt Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo cụ thể về công tác điều hành xuất khẩu gạo, chú trọng 2 hướng xuất lên phía Bắc sang Trung Quốc và xuống phía Nam sang Campuchia. Tăng cường quản lý xuất khẩu gạo sang Trung Quốc, Campuchia

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), trong khối EU, Pháp là thị trường nhập khẩu (NK) mực, bạch tuộc lớn thứ 4 và có giá NK cao nhất. Trong 3 năm gần đây các doanh nghiệp mực, bạch tuộc Việt Nam đã đẩy mạnh xuất khẩu (XK) sang thị trường này. Thời gian tới, XK mực bạch tuộc sang Pháp được nhận định vẫn còn nhiều tiềm năng.