Tập Trung Sản Xuất Rau An Toàn

Tại văn bản mới đây về việc “Tăng cường quản lý sản xuất, tiêu thụ rau đảm bảo an toàn thực phẩm, UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu Sở NN-PTNT “Chỉ đạo các địa phương tập trung đầu tư sản xuất rau an toàn tại các vùng sản xuất rau an toàn đã được quy hoạch… Chỉ đạo Thanh tra Sở NN-PTNT, Chi cục BVTV tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nhất là thuốc BVTV, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm…”.
Theo quy hoạch của UBND tỉnh Lâm Đồng, vùng sản xuất rau an toàn của tỉnh có tổng diện tích 12.500ha, tập trung tại 4 địa phương là Đà Lạt, Lạc Dương, Đơn Dương và Đức Trọng. Con số 12.500ha này là khá lớn - chiếm 77,5% tổng diện tích rau của toàn tỉnh. Trong 12.500ha này, chiếm cao nhất là Đơn Dương: 6.680ha; ít nhất là Lạc Dương: 900ha; diện tích còn lại (4.920ha) thuộc hai địa phương Đức Trọng (3.300ha) và Đà Lạt (1.620ha).
Điều đáng nói, cũng theo quy hoạch này thì toàn bộ 12.500ha sản xuất rau an toàn của tỉnh đều phải được áp dụng quy trình sản xuất an toàn hoặc VietGAP và phải có hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn – HACCP; đồng thời, có trên 50% cơ sở chế biến và bảo quản sản phẩm áp dụng hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng – HACCP, ISO. Bởi vậy, tại văn bản nói trên của UBND tỉnh, một trong những nội dung đã được nhắc lại đáng quan tâm là: Sở NN-PTNT phải “Tăng cường công tác tập huấn, nâng cao năng lực cho hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở, đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông liên quan đến việc áp dụng quy trình VietGAP, GlobalGAP, các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản sản phẩm rau an toàn; áp dụng các biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường; phổ biến về tác hại và cách nhận biết các nhóm độc tố thường gặp trong các loại phân bón, thuốc BVTV để người sản xuất chủ động không sử dụng…”.
Với yêu cầu cao hơn trong sản xuất rau an toàn này, hy vọng nền nông nghiệp công nghệ cao của Lâm Đồng vốn được xem là đi đầu trong cả nước sẽ có sự phát triển lên mức cao hơn!
Có thể bạn quan tâm

Vụ Xuân 2013, Trạm Khuyến nông Việt Yên phối kết hợp với Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang, Công ty Syngenta Việt Nam và UBND xã Tự Lạn xây dựng mô hình trồng dưa hấu mới với quy mô 2,7 ha tại thôn Tân Lập. Mô hình được trồng bằng giống dưa Mặt trời đỏ, Phù Đổng và giống K09 làm đối chứng.

Là doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ, từ nhiều năm qua, Công ty TNHH Vũ Thịnh (thị trấn Vôi, Lạng Giang, Bắc Giang) đã chú trọng phát triển các sản phẩm mới phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

Khoảng 10 phút đã gặt hết bay một sào lúa, nông dân chỉ việc mang thóc về phơi, đó là hiệu quả làm việc của chiếc máy gặt đập liên hợp lần đầu tiên có mặt ở xã Thanh Hải, huyện Lục Ngạn.

Khoai lang là loài cây dễ trồng, đầu tư thấp nhưng mang lại hiệu quả kinh tế ổn định. Sản phẩm khoai lang sản xuất ra không chỉ sử dụng cho tiêu dùng như một loại rau sạch, làm lương thực và làm quà mà còn thân thiện với môi trường và sức khoẻ của con người. Ngoài ra, khoai lang còn là nguyên liệu phục vụ cho công nghệ chế biến công nghiệp hiện nay như: chips, miến...

Vào thời điểm này, tại xã Việt Tiến huyện Việt Yên phần lớn bà con nông dân đã thu hoạch xong cà chua bi vụ đông để bước vào vụ mới nhưng còn một số hộ vẫn giữ lại cây cà chua bi để tận dụng thu hoạch nốt lứa quả cuối cùng. Bởi họ nhận thấy rằng thu được vài tạ quả lúc cuối vụ có giá trị kinh tế bằng cả một vụ lúa.