Tập Trung Sản Xuất Lúa Chất Lượng Cao

Bằng nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp của tỉnh, huyện, vụ hè thu và vụ thu đông, Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) đã cung ứng 4.800 kg giống lúa chất lượng cao gồm: OM 4900, OM 10041, OM 6976 và OM 8017 cho các xã Phong Mỹ, Ba Sao, Tân Nghĩa, Mỹ Thọ, Phương Trà và Gáo Giồng để nhân giống trên diện tích 40 ha.
Gắn với công tác nhân giống, Trạm Khuyến nông huyện Cao Lãnh còn thực hiện 3 mô hình “Công nghệ sinh thái” với 25 ha có 11 hộ nông dân ở xã Gáo Giồng và Phương Thịnh tham gia. Từ đó, giúp nông dân trồng thêm các loại cây như: đậu bắp, mè, sao nhái, hướng dương trên các bờ đê để thu hút thiên địch, hạn chế thuốc hóa học, bảo tồn thiên địch, bảo vệ môi trường sinh thái.
Mô hình “Giúp nhà nông chăm sóc cây trồng” trên cây lúa (diện tích 0,5 ha có 1 hộ ở xã Gáo Giồng thực hiện). Nhờ áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật trong quy trình canh tác và phòng trừ dịch hại, giúp nông dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý và hiệu quả, giá thành sản xuất 2.183 đồng/kg lúa, giảm 967 đồng/kg so với sản xuất truyền thống đã mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân. 4 mô hình cánh đồng mẫu lớn (diện tích 473 ha ở các xã Tân Nghĩa, Gáo Giồng và Mỹ Thọ) cho năng suất bình quân 75 tạ/ha, cao hơn so với sản xuất truyền thống 3 tạ/ha; giá thành 3.300 đồng/kg lúa, giảm 256 đồng so với ngoài mô hình.
Do sản xuất cùng một loại giống trên một cánh đồng, lúa hàng hóa tập trung, quy mô lớn nên dễ bán và bán được giá cao, góp phần tăng năng suất và tăng lợi nhuận trên 20 triệu đồng/ha, cao hơn so với sản xuất bình thường trên 5 triệu đồng/ha.
Có thể bạn quan tâm

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Ba Tơ (gọi tắt là Công ty Lâm nghiệp Ba Tơ) là một trong số rất ít đơn vị lâm nghiệp ở tỉnh ta đang trên đà làm ăn phát triển nhờ sản xuất kinh doanh đất rừng đạt hiệu quả cao.

Hiện nay, toàn huyện Châu Thành có hơn 5.000 ha thanh long, trong đó có khoảng 2.000 ha diện tích đang cho trái. Theo dự kiến đến năm 2020, diện tích thanh long toàn huyện sẽ nâng lên 8.000 ha với năng suất bình quân từ 75.000-80.000 tấn/năm.

Theo dự thảo, Nhà nước sẽ đầu tư 100% kinh phí xây dựng các hạng mục hạ tầng thiết yếu của cảng cá loại 1, khu neo đậu tránh trú bão, trạm bờ và các thiết bị đầu cuối lắp trên tàu khai thác, tàu dịch vụ hậu cần ở vùng biển xa bờ, hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản,…

Từ đầu năm đến nay, Khánh Hòa xuất khẩu được 29.500 tấn thủy sản, trị giá 195 triệu USD kim ngạch, tăng 27% về số lượng và 20% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.

Hơn chục năm nay, cuôc chiến giữa những người khai thác tự nhiên và các hộ nuôi trồng thủy sản vùng triều khu vực bãi Đai, xã Vạn Ninh, TP Móng Cái (Quảng Ninh) chưa bao giờ dứt.