Tập Trung Phòng Trừ Sâu Bệnh Trên Cây Trồng Vụ Đông

Ngày 19-11, đồng chí Hoàng Công Thủy - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì hội nghị đánh giá kết quả sản xuất nông, lâm nghiệp - thủy sản năm 2014 và triển khai kế hoạch sản xuất vụ chiêm xuân 2014-2015. Dự hội nghị có lãnh đạo một số ngành, doanh nghiệp và các huyện, thành, thị.
Năm 2014 với sự chỉ đạo kịp thời của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các địa phương và sự nỗ lực của bà con nông dân nên kết quả sản xuất của ngành đạt khá. Trong sản xuất cơ cấu cây trồng, giống vật nuôi có nhiều chuyển biến theo hướng sản xuất hàng hóa, cụ thể: Diện tích gieo trồng cây lương thực bằng gần 110,1% dự kiến và 99,3% cùng kỳ; cơ cấu cây trồng có nhiều sự chuyển biến tích cực thể hiện công tác ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất, hiệu quả ngày càng mở rộng như: Diện tích gieo cấy bằng lúa lai chiếm gần 51%, chè giống mới đạt 71,3%, cá giống mới chiếm trên 35%, bò lai gần 70%, đảm bảo an toàn lương thực, đáp ứng yêu cầu thực phẩm trên địa bàn, đảm bảo an sinh xã hội.
Qua đó đã định hình một số vùng sản xuất hàng hóa, mô hình kinh tế tăng giá trị, hiệu quả và hướng tới nền nông nghiệp hiện đại. Tuy vậy các chỉ tiêu về năng suất, giá trị sản xuất nông nghiệp trên các lĩnh vực chưa rõ nét; các cây trồng vật nuôi của ngành Nông nghiệp và PTNT chưa thể hiện được vai trò, một số lĩnh vực đang có nguy cơ tụt hậu.
Vụ chiêm xuân năm 2015 toàn ngành phấn đấu gieo cấy 36.250ha lúa, trồng 5.550ha ngô, 3.700ha lạc, giữ ổn định diện tích cây chè và các cây rau, mầu khác.
Giải pháp chung để phấn đấu đạt mục tiêu là: Tập trung chỉ đạo, đổi mới quy hoạch, đảm bảo dịch vụ và ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Bố trí trà xuân sớm 4%, xuân trung 16%, còn lại là xuân muộn, có 50,2% diện tích cấy bằng giống lai; tiếp tục sắp xếp lại sản xuất chăn nuôi theo hướng tập trung...
Sau khi nghe lãnh đạo ngành Nông nghiệp và PTNT báo cáo, các địa phương trao đổi, đồng chí Hoàng Công Thủy đã phát biểu chỉ đạo: Năm qua mặc dù có nhiều khó khăn, thách thức, song lĩnh vực sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản đã thu được nhiều kết quả, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề với ngành và từng địa phương, rõ nhất là vấn đề giá trị, hiệu quả sản xuất.
Đây không chỉ là bài toán của ngành mà còn là của tỉnh, quốc gia, do vậy trong bố trí cơ cấu, định hướng sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản năm 2015 ngành và từng địa phương cần tính đến yêu cầu lâu dài của CNH-HĐH nông nghiệp và PTNT.
Cụ thể đối với sản xuất năm 2015, ngành và các địa phương cần lưu ý ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu, tác động của các yếu tố xã hội, từ đó tập trung đổi mới công tác lãnh đạo, quản lý để cung ứng tốt các dịch vụ, tạo điều kiện để nông dân ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chính sách đầu tư cho các chương trình, dự án, phấn đấu gieo cấy, nuôi trồng đạt và vượt chỉ tiêu đề ra.
Đồng chí yêu cầu các địa phương rà soát lại tình hình sản xuất trên địa bàn, xây dựng các mô hình, vùng sản xuất theo đề án tái cơ cấu sản xuất của ngành đã được phê duyệt; chỉ đạo các ngành tổng hợp đánh giá kết quả và tồn tại của từng chương trình, dự án báo cáo tỉnh, bộ, ngành xem xét, điều chỉnh.
Nguồn bài viết: http://baophutho.vn/kinh-te/nong-lam-nghiep/201411/trien-khai-ke-hoach-san-xuat-vu-chiem-xuan-2015-2376597/
Có thể bạn quan tâm

Trong đó, đối với cá tra, diện tích nuôi của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tháng này đạt 2.100ha, tăng 0,8% và sản lượng ước đạt 24.000 tấn, tăng 10,5% so với cùng kỳ. Một số tỉnh có diện tích và sản lượng cá tra tăng cao như: Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, trong đó, Bến Tre đạt sản lượng lớn nhất vùng, tăng 15% so với cùng kỳ.

Tại những vùng trồng hoa, trái cây phục vụ Tết đã sôi động bởi thương lái đến khảo giá và thu mua gom hàng để chuẩn bị đem đi tiêu thụ. Nhìn chung, sản lượng hoa, trái cây Tết trên địa bàn tỉnh giảm hơn so với mọi năm, nhưng lượng hàng hóa từ các nơi khác đổ về khá dồi dào.

Theo ông Hà Văn Nghĩa, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT, Phó Ban chỉ đạo thực hiện xây dựng NTM tỉnh: Việc hỗ trợ sản xuất giúp nâng cao thu nhập cho người dân luôn được các địa phương quan tâm, triển khai thường xuyên. Hàng năm, các huyện và TP. Bà Rịa đều xây dựng kế hoạch triển khai các mô hình, dự án phát triển nông nghiệp.

Theo ngư dân Nguyễn Văn Út, ở phường Thắng Tam (TP. Vũng Tàu), nghề rập ghẹ, ốc đã có ở đất Vũng Tàu từ những năm 90 của thế kỷ trước, là nghề truyền thống của những ngư dân gốc Bình Định, Quảng Ngãi di cư vào Nam. Ở BR-VT, ngư dân hành nghề rập ghẹ, ốc tập trung chủ yếu ở khu vực Xóm Lưới (TP. Vũng Tàu), thị rấn Phước Hải (huyện Đất Đỏ),

Theo Sở NN-PTNT, ngành chăn nuôi của BR-VT hiện nay phát triển mạnh, nguồn cung các loại gia súc và gia cầm khá dồi dào, đáp ứng được nhu cầu của thị trường Tết. Công tác bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cũng được ngành nông nghiệp chú trọng thực hiện trong thời gian qua.