Tập Trung Phát Triển Vùng Chuyên Canh Thủy Sản

Để góp phần phát triển ngành nông nghiệp bền vững, tỉnh Long An đã quy hoạch các vùng chuyên canh nuôi trồng thủy sản theo hướng toàn diện. Các vùng chuyên canh nuôi thủy sản gồm: Tôm nước lợ (vùng hạ của tỉnh) và vùng cá nước ngọt (tập trung vùng Đồng Tháp Mười). Theo quy hoạch, vùng chuyên canh nước lợ khoảng 10.000ha, vùng chuyên nuôi cá nước ngọt ở vùng Đồng tháp mười và vùng ven sông Vàm Cỏ Tây sẽ mở rộng diện tích nếu tận dụng tốt cơ hội mùa lũ.
Ngành nông nghiệp đang tiếp tục phối hợp với các huyện có vùng chuyên canh để thực hiện đầu tư kết cấu hạ tầng, chuyển giao kỹ thuật nuôi tôm, cá cho nông dân. Đồng thời hỗ trợ cho nông dân con giống, kỹ thuật chăm sóc để giảm rủi ro, thiệt hại; đẩy mạnh phát triển khâu chế biến, tìm đầu ra nhằm giữ giá cả ổn định, giúp người dân có lãi cao…
Có thể bạn quan tâm

Vụ chiêm xuân 2013-2014, Trạm Khuyến nông Tam Nông phối hợp với Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam triển khai thực hiện mô hình trình diễn giống lúa lai 3 dòng 27P31 tại xã Hiền Quan quy mô 3.600m2 với 10 hộ tham gia.

Không thông qua chính quyền địa phương các cấp, nhiều thương gia người Trung Quốc đã lén lút về các huyện Chư Sê, Chư Prông… thuộc tỉnh Gia Lai để thuê đất trồng dưa hấu.

Ngày 10/6, hơn 100 đại biểu huyện Tam Bình, các sở, ngành tỉnh Vĩnh Long, DN, chủ cơ sở làng nghề và nông dân làm vườn tham gia Hội thảo “Kết nối cung - cầu nâng cao giá trị nông sản”, do UBND huyện Tam Bình phối hợp Khoa Kinh tế - trường ĐH Cần Thơ tổ chức.

Việt Nam hiện có khoảng 1,2 triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản (NTTS), chưa kể diện tích NTTS trên biển; trong đó có trên 660.000 ha nuôi tôm nước lợ và trên 5.000 ha nuôi cá tra. Thức ăn cho 2 đối tượng nuôi nói trên 100% phải sử dụng thức ăn công nghiệp.

Ở vụ lúa ĐX vừa qua Cty TNHH - TM Gạo Hoa Lúa (TP.HCM) đã chính thức ra mắt khách hàng hai sản phẩm gạo được sản xuất đúng tiêu chuẩn chất lượng cao GlobalGAP.