Tập Trung Nguồn Lực Nâng Cao Vị Thế Con Cá Tra

Nguồn lực ở đây là ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng, hiệu quả chăn nuôi, đẩy mạnh liên kết sản xuất tiêu thụ, cạnh tranh lành mạnh, giữ uy tín để nâng cao vị thế con cá tra trên thị trường quốc tế.
Đây là một trong những nội dung quan trọng được ông Phan Anh Vũ- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long nhấn mạnh tại buổi họp mặt đầu năm của ngành thủy sản diễn ra vào sáng 27/2/2014.
Toàn tỉnh hiện có 79 cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cá tra, 239 cơ sở nuôi cá tra trong đó có 58 công ty và 192 hộ gia đình.
Nhận định chung, tình hình nuôi cá tra đã và đang gặp nhiều khó khăn, diện tích treo ao tăng, tình trạng nuôi cá cho ăn cầm chừng chờ giá khá phổ biến.
Giá cá tra nguyên liệu tại ao trong năm chỉ từ 20.500- 23.500 đ/kg trong khi giá thành sản xuất lại dao động từ 23.000- 24.000 đ/kg nên người nuôi vẫn lỗ từ 500 đ/kg trở lên hoặc hòa vốn. Chưa kể các công ty chế biến thu mua chậm, công nợ dài nên gây khó khăn cho cơ sở chăn nuôi.
Ông Phan Nhựt Ái- Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Vĩnh Long cho rằng, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp đưa con cá tra vượt các rào cản kỹ thuật, đồng thời liên kết sản xuất tiêu thụ cùng chia sẻ lợi nhuận cũng như rủi ro để phát triển hiệu quả hơn.
Ngoài ra, việc đa dạng hóa đối tượng nuôi là khá quan trọng, bên cạnh con cá tra, cá điêu hồng thì còn nhiều loại thủy sản khác có giá trị kinh tế cao, tiềm năng cần cân đối sản xuất hợp lý.
Có thể bạn quan tâm

Với những thành công đã đạt được, năm 2016, nông dân các huyện: Châu Phú, Tri Tôn, Thoại Sơn và TP. Long Xuyên (An Giang) sẽ ký kết với Công ty TNHH Angimex Kitoku trồng 3.200 héc-ta lúa Nhật (các giống lúa: Hana, Akita, Kinu, DS1).

Trồng rau màu vốn chỉ được coi là một nghề phụ để người dân kiếm thêm thu nhập. Nhưng với việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất thì ông Vũ Văn Sáu, huyện Phúc Thọ, TP.Hà Nội lại biến trồng rau thành cơ hội phát triển kinh tế làm giàu cho gia đình mình.
Những năm gần đây, bà con nông dân thị trấn Lộc Thắng nói riêng và các xã trên địa bàn huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) nói chung đã chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.

Cây thanh long đang phát triển mạnh ở huyện Tân Phước (Tiền Giang). Bên cạnh những hiệu quả bước đầu, cũng có không ít những vấn đề đặt ra để cây trồng này “bám rễ” bền vững trên vùng đất mới.

Diện tích trồng dưa hấu ở Tân Trụ (Long An) tuy không lớn nhưng do nông dân trồng quanh năm nên áp lực sâu bệnh vẫn rất cao. Vì vậy, tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu, bệnh rất phổ biến.