Tập trung khôi phục vườn, thương hiệu cam sành

Tam Bình hiện có khoảng 3.000ha cam sành, chiếm gần 50% diện tích cây ăn trái toàn huyện, tập trung nhiều các xã Bình Ninh, Ngãi Tứ, Loan Mỹ, Tường Lộc, Mỹ Thạnh Trung... Giai đoạn 2005 - 2010, ảnh hưởng dịch bệnh vàng lá nên còn khoảng 2.000ha.
Những năm gần đây, ngành nông nghiệp phối hợp với nhiều chuyên gia trong và ngoài nước hướng dẫn kỹ thuật khôi phục.
Cụ thể, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã hướng dẫn trồng và chứng nhận VietGAP cho 5ha cam sành ở ấp An Hòa B (xã Bình Ninh). Dự án JICA (Nhật Bản) hỗ trợ cây giống sạch bệnh, vật tư nông nghiệp cho các mô hình mẫu, canh tác theo kỹ thuật của các chuyên gia Nhật Bản.
Năm 2014, Phòng Nông nghiệp- PTNT Tam Bình còn hỗ trợ cây giống cho gần 9ha, khôi phục vườn ở các xã Hòa Lộc, Ngãi Tứ, Bình Ninh, Tường Lộc, Mỹ Thạnh Trung, Mỹ Lộc; xây dựng mô hình quản lý bệnh nứt rễ ở xã Ngãi Tứ.
Ngoài ra, UBND huyện đã giao Hợp tác xã Thương mại dịch vụ Hoàn Thiện độc quyền sử dụng thương hiệu “Cam sành Tam Bình” thu mua và xuất khẩu sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Theo thông tin từ các nhà vườn trồng sầu riêng của các xã như: Ngũ Hiệp, Tam Bình, Long Trung... từ đầu tháng 11-2014 đến nay, nhiều thương lái tìm đến tận vườn đặt cọc, thu mua sầu riêng với giá trên dưới 90.000 đồng/kg đối với sầu riêng Ri-6 và Mong thong loại đẹp; loại xấu hơn cũng có giá bán từ 65.000 - 70.000 đồng/kg.

Vì thế, Trung tâm Giống cây trồng Bình Thuận cho ra đời giống lúa Ma Lâm 202 mang đầy đủ các tiêu chí trên và trồng 3 vụ/năm, thời gian sinh trưởng ngắn ngày (dưới 100 ngày). Đây là giống lúa làm thỏa lòng bà con nông dân các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, và gần đây không ngừng nhân rộng tại một số tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long.

Nguyên nhân do người dân chưa hiểu biết về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây ca cao, do đó trong quá trình chăm sóc người dân chưa áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh, nên năng suất thấp và sâu bệnh nhiều. Kể từ năm 2011, bằng nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông đã hỗ trợ triển khai tại Đức Linh mô hình “Trồng thâm canh cây ca cao xen điều”.

Đó là nhận định của nhiều chuyên gia, doanh nghiệp (DN) tại hội nghị ký kết và triển khai chương trình hợp tác giữa Tổng Công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) và Ngân hàng TMCP Phát triển Nhà ĐBSCL (MHB) vào ngày 12-11, tại TP.HCM. Chương trình nhằm thúc đẩy, xây dựng liên kết giữa các thành phần trong chuỗi sản xuất, cung ứng và kinh doanh lúa gạo vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Theo thông báo, Công ty mía đường Trà Vinh sẽ mua mía nguyên liệu trồng tại Trà Vinh với giá 875.000 đồng/tấn mía sạch, đạt 10 CCS (chữ đường), giảm 55.000 đồng/tấn so với vụ trước; nếu tăng 0,1 CCS sẽ tăng thêm 10.000 đồng/tấn và ngược lại nếu giảm 0,1 CCS sẽ giảm 7.000 đồng/tấn.