Tập trung khôi phục vườn, thương hiệu cam sành

Tam Bình hiện có khoảng 3.000ha cam sành, chiếm gần 50% diện tích cây ăn trái toàn huyện, tập trung nhiều các xã Bình Ninh, Ngãi Tứ, Loan Mỹ, Tường Lộc, Mỹ Thạnh Trung... Giai đoạn 2005 - 2010, ảnh hưởng dịch bệnh vàng lá nên còn khoảng 2.000ha.
Những năm gần đây, ngành nông nghiệp phối hợp với nhiều chuyên gia trong và ngoài nước hướng dẫn kỹ thuật khôi phục.
Cụ thể, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã hướng dẫn trồng và chứng nhận VietGAP cho 5ha cam sành ở ấp An Hòa B (xã Bình Ninh). Dự án JICA (Nhật Bản) hỗ trợ cây giống sạch bệnh, vật tư nông nghiệp cho các mô hình mẫu, canh tác theo kỹ thuật của các chuyên gia Nhật Bản.
Năm 2014, Phòng Nông nghiệp- PTNT Tam Bình còn hỗ trợ cây giống cho gần 9ha, khôi phục vườn ở các xã Hòa Lộc, Ngãi Tứ, Bình Ninh, Tường Lộc, Mỹ Thạnh Trung, Mỹ Lộc; xây dựng mô hình quản lý bệnh nứt rễ ở xã Ngãi Tứ.
Ngoài ra, UBND huyện đã giao Hợp tác xã Thương mại dịch vụ Hoàn Thiện độc quyền sử dụng thương hiệu “Cam sành Tam Bình” thu mua và xuất khẩu sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Từ ngày 8 đến 10-7-2014, Đoàn công tác huyện do bà Phạm Thị Thanh Nga - Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri làm trưởng đoàn phối hợp với lãnh đạo xã An Hiệp tổ chức lập biên bản vi phạm hành chính đối với các hộ dân nuôi tôm trong vùng nước ngọt (ngoài quy hoạch).

Trên 5 công đất lúa, nông dân Lê Văn Danh (ấp An Nhơn, xã Lương Phi, Tri Tôn, An Giang) thử nghiệm chuyển đổi trồng đậu nành, với 4 loại giống triển vọng: VĐ19, HLĐN29, HL07-15, 17A. Sau 3 tháng canh tác, ông Danh thu hoạch được 200 kg/công, bán 17.000 đồng/kg, thu lợi nhuận gần 1,7 triệu đồng/công.

Những năm gần đây, Bến Tre là một trong những tỉnh được đánh giá có mức tăng trưởng khá ổn định về sản xuất ca cao. Tuy nhiên, sản xuất ca cao cũng gặp nhiều khó khăn: qui mô sản xuất nhỏ lẻ theo hộ gia đình, diện tích manh mún, thiếu tính đồng bộ về chăm sóc, đầu tư, kỹ thuật canh tác, thị trường tiêu thụ luôn chịu áp lực cạnh tranh với các cây trồng khác.

Để giải quyết đầu ra cho trái vải và nhiều loại nông sản khác, Bộ Công thương đang xúc tiến quảng bá tìm đầu ra cho nông sản tại Singapore, Lào, Campuchia...

Với những ưu thế kỹ thuật nuôi mới, giá cả, thị trường tiêu thụ, tôm chân trắng đã trở thành sự lựa chọn của không ít hộ nông dân. Tuy nhiên, tôm chân trắng là đối tượng không phù hợp cho nuôi trong vùng nước ngọt. Tình trạng phát triển nuôi ở vùng nước ngọt được xem là “lợi bất cấp hại” và cần phải được kiểm soát chặt chẽ.