Tập trung giải quyết khó khăn trong sản xuất tôm nước lợ

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình xuất khẩu khó khăn, giá nguyên liệu thấp cộng với dịch bệnh tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất tôm nước lợ, đặc biệt tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho rằng, vụ tôm nước lợ năm nay diễn ra trong bối cảnh bất lợi về thời tiết và sự biến động của thị trường.
Để tranh thủ cơ hội về thị trường và thời tiết cuối năm, Bộ trưởng yêu cầu Cục Thú y, các viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản và địa phương làm rõ trách nhiệm và hướng dẫn nhiệm vụ quan trắc môi trường với cảnh báo dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản mà trọng tâm trước hết là tôm nước lợ.
Tổng cục thủy sản phối hợp với các địa phương đẩy mạnh hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân, hộ sản xuất nhỏ, trước hết tại các vùng nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, có biện pháp tăng năng suất; tăng cường tập huấn cho người dân, đặc biệt là người nuôi thâm canh theo quy mô nông hộ. Cục Thú y tăng cường giám sát dịch bệnh, kiểm tra, giám sát thường xuyên và quyết liệt tại các trại giống.
Đặc biệt, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu các đơn vị chủ trì phối hợp với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam thường xuyên nắm bắt thông tin thị trường và cung cấp cho doanh nghiệp, người dân; tiếp tục tháo gỡ các khó khăn về rào cản kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu và khởi động lại chương trình “Nói không với tạp chất.”
Trong 7 tháng qua, diện tích tôm sú cả nước ước đạt 574.000 ha, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên sản lượng giảm 3,7%, đạt khoảng 131.000 tấn. Riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long diện tích tôm sú ước đạt 540.400 ha, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng 124.000 tấn, giảm 8,1%.
Một số tỉnh có sản lượng giảm đáng kể như Cà Mau giảm 13,5%, Kiên Giang giảm 3,3%, Bến Tre giảm 9,7% so với cùng kỳ năm trước.
Về tôm thẻ chân trắng, đến nay có khoảng 45.600 ha thả nuôi, giảm 23,2%; sản lượng đạt 118.900 tấn, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đều giảm 23% so với cùng kỳ năm trước, cụ thể thả nuôi được 39.100 ha với sản lượng đạt 84.900 tấn.
Một số tỉnh có diện tích, sản lượng giảm nhiều như Bến Tre diện tích giảm 12,4%, sản lượng giảm 17,2%; Bạc Liêu diện tích giảm 38,1%, sản lượng giảm 15,3% so với cùng kỳ năm trước.
Có thể bạn quan tâm

Thị trấn Long Phú được xem là một trong ba địa bàn có diện tích trồng mía lớn của huyện Long Phú (Sóc Trăng) với hơn 200 ha… Nhưng cả cánh đồng mía bạt ngàn ngày nào giờ chỉ còn thưa thớt vài mảnh ruộng mía nằm đan xen với những ao tôm rộng lớn. Trên ruộng mía vừa thu hoạch, cũng được chủ nhân của nó thuê cơ giới đào xúc lên chuyển sang nuôi tôm…

Ngày 16-1, Thanh tra Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã công bố quyết định xử phạt 3 doanh nghiệp lớn chuyên sản xuất thức ăn chăn nuôi trên địa bàn huyện Trảng Bom (Đồng Nai) vì vi phạm về chất lượng sản phẩm.

Khác với không khí ảm đảm của năm 2012, vụ tôm năm nay hầu hết bà con ngư dân đều vui mừng, phấn khởi vì tôm nuôi vừa được mùa, lại được giá.

Khác với không khí ảm đảm của năm 2012, vụ tôm năm nay hầu hết bà con ngư dân đều vui mừng, phấn khởi vì tôm nuôi vừa được mùa, lại được giá.

Khai thác xa bờ sẽ tránh tình trạng tận diệt thủy sản, tuy nhiên, việc đóng tàu với công suất lớn và những rủi ro khi vươn khơi đòi hỏi sự đầu tư lớn, việc mà những ngư dân nhỏ lẻ khó làm được.