Tập trung giải quyết khó khăn trong sản xuất tôm nước lợ

Theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tình hình xuất khẩu khó khăn, giá nguyên liệu thấp cộng với dịch bệnh tiếp tục ảnh hưởng đến sản xuất tôm nước lợ, đặc biệt tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cao Đức Phát cho rằng, vụ tôm nước lợ năm nay diễn ra trong bối cảnh bất lợi về thời tiết và sự biến động của thị trường.
Để tranh thủ cơ hội về thị trường và thời tiết cuối năm, Bộ trưởng yêu cầu Cục Thú y, các viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản và địa phương làm rõ trách nhiệm và hướng dẫn nhiệm vụ quan trắc môi trường với cảnh báo dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản mà trọng tâm trước hết là tôm nước lợ.
Tổng cục thủy sản phối hợp với các địa phương đẩy mạnh hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân, hộ sản xuất nhỏ, trước hết tại các vùng nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, có biện pháp tăng năng suất; tăng cường tập huấn cho người dân, đặc biệt là người nuôi thâm canh theo quy mô nông hộ. Cục Thú y tăng cường giám sát dịch bệnh, kiểm tra, giám sát thường xuyên và quyết liệt tại các trại giống.
Đặc biệt, Bộ trưởng Cao Đức Phát yêu cầu các đơn vị chủ trì phối hợp với Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam thường xuyên nắm bắt thông tin thị trường và cung cấp cho doanh nghiệp, người dân; tiếp tục tháo gỡ các khó khăn về rào cản kỹ thuật của các thị trường nhập khẩu và khởi động lại chương trình “Nói không với tạp chất.”
Trong 7 tháng qua, diện tích tôm sú cả nước ước đạt 574.000 ha, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước, tuy nhiên sản lượng giảm 3,7%, đạt khoảng 131.000 tấn. Riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long diện tích tôm sú ước đạt 540.400 ha, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng 124.000 tấn, giảm 8,1%.
Một số tỉnh có sản lượng giảm đáng kể như Cà Mau giảm 13,5%, Kiên Giang giảm 3,3%, Bến Tre giảm 9,7% so với cùng kỳ năm trước.
Về tôm thẻ chân trắng, đến nay có khoảng 45.600 ha thả nuôi, giảm 23,2%; sản lượng đạt 118.900 tấn, giảm 11,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, diện tích và sản lượng tôm thẻ chân trắng vùng Đồng bằng sông Cửu Long đều giảm 23% so với cùng kỳ năm trước, cụ thể thả nuôi được 39.100 ha với sản lượng đạt 84.900 tấn.
Một số tỉnh có diện tích, sản lượng giảm nhiều như Bến Tre diện tích giảm 12,4%, sản lượng giảm 17,2%; Bạc Liêu diện tích giảm 38,1%, sản lượng giảm 15,3% so với cùng kỳ năm trước.
Có thể bạn quan tâm

Đất nông nghiệp hạn hẹp khiến nông dân trồng hoa của Hà Nội đang dần chuyển từ trồng các loại hoa truyền thống sang trồng một số loại hoa cao cấp. Tuy nhiên, kỹ thuật và công nghệ là bài toán khó đối với các nhà vườn. Nắm bắt nhu cầu này của người dân, các cán bộ của Viện sinh học nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội đã nghiên cứu và chuyển giao thành công mô hình nhân giống lan hồ điệp bằng công nghệ nuôi cấy mô.

Công ty Vissan (TPHCM) mới khuyến mãi giảm giá bán 5.000 - 7.700 đồng/kg cho một số loại thịt trong chương trình bình ổn giá.

Nuôi cua biển trong các mô hình trên thường bắt đầu từ tháng 4 - 7, thường nuôi loại cua yếm vuông cỡ 8-10 con/kg (khoảng 650-800 con/ha là phù hợp nhất). Cua giống phải đồng cỡ, màu sáng đều không bị dị tật; luôn giữ mực nước ổn định từ 0,8 - 1 mét, độ pH từ 7 - 8,5, ao nuôi phải có nhiều bó chà các loại cây để cua trú ngụ trong thời gian lột xác

Hiện nay cây Cao Su giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nông nghiệp và làm thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của nông dân Bình Dương. Nhiều người đã trở nên giàu có nhờ trồng Cao Su

Với 2 ha đất nuôi tôm sú chuyên canh gặp rũi ro liên tiếp, khó khăn hoàn khó khăn, anh chuyển sang thực hiện mô hình tôm-lúa, sử dụng giống mới, gieo sạ thưa, phân bón cân đối, không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Vụ lúa thu hoạch, anh cải tạo mương, phơi ao, bón vôi, chủ động rửa phèn, mặn