Tập trung diệt rầy bảo vệ lúa vụ 3

Theo phòng NN&PTNT huyện Phù Cát, toàn huyện đã có gần 1.300 ha lúa bị nhiễm rầy, trong đó có hơn 400 ha nhiễm rầy với mật độ cao, hơn 350 ha nhiễm rầy mật độ trung bình. Hầu hết ở các xã đều có diện tích lúa bị nhiễm rầy, tập trung nhiều ở các xã: Cát Hanh 525 ha, Cát Tân 125 ha, Cát Lâm 110 ha…
Để hạn chế thiệt hại do rầy gây ra trên lúa vụ 3, Trạm BVTV huyện đã tích cực phối hợp với các địa phương hướng dẫn nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, kịp thời phát hiện và phun thuốc dập diệt rầy. Nông dân đã dùng các loại thuốc đặc trị rầy như: Map Arrow 420 WP; hoặc CHESS 50WWG… phun kịp thời, một số diện tích nhiễm rầy nặng đã được phun thuốc 2 - 3 lần.
Nhờ đó diện tích lúa nhiễm rầy đã được khống chế, không để tiếp tục lây lan. Hiện các địa phương trong huyện đang tích cực hướng dẫn nông dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện và kịp thời xử lý sâu bệnh, nhằm bảo vệ tốt lúa vụ 3.
Có thể bạn quan tâm

Trong đó huyện Vị Xuyên trồng 50 ha và được triển khai trồng tại 3 xã Trung Thành, Ngọc Linh và Bạch Ngọc; huyện Bắc Quang triển khai 5 ha tại xã Vĩnh Phúc với 16 hộ tham gia và huyện Quang Bình trồng 5 ha tại xã Tiên Nguyên 1,0 ha (với 3 hộ tham gia) và thị trấn Yên Bình 4,0 ha (với 24 hộ tham gia). Thời điểm triển khai trồng chanh leo từ đầu tháng 3/2014.

Mặc dù tháng 3, tháng 4 năm nay thời tiết chưa phải là quá nóng so với nhiều năm trước đây nhưng tình trạng nghêu chết hàng loạt trong tỉnh Bến Tre đã diễn ra, gây nhiều thiệt hại cho các hợp tác xã (HTX). Ngành Nông nghiệp cũng đã cử đoàn cán bộ kỹ thuật trực tiếp xuống các sân nghêu để tìm hiểu nguyên nhân và có giải pháp hạn chế.

Ông Đoàn Quốc Lượm một ngư dân tại cửa biển Sông Đốc cho biết: Sau khoảng 20 ngày khai thác, chiếc tàu lưới kéo của gia đình thu hoạch được hàng chục tấn cá các loại. Do giá cá biển đang ở mức cao, nên sau khi trừ chi phí và chia cho ngư phủ, ông Lượm còn lãi khoảng 100 triệu đồng. Được mùa cá, nhưng các phương tiện làm nghề câu mực tại thị trấn Sông Đốc lại có một chuyến biển thất thu, chỉ từ huề đến lỗ vốn.

Riêng với tôm nuôi công nghiệp, sau khi đã thu hoạch, các doanh nghiệp đang cải tạo để thả nuôi đợt tiếp theo. Năm 2014, ngành nông nghiệp Kiên Giang phấn đấu đạt sản lượng 52.000 tấn tôm nuôi, tăng 10.000 tấn so với năm trước.

Năm 2014, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã triển khai mô hình trình diễn “Ương giống tôm thẻ chân trắng” tại hộ ông Phạm Văn Trí ở ấp Ông Tô, xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc – khu vực có diện tích nôi tôm công nghiệp lớn nhất toàn tỉnh hiện nay (trên 150 ha).