Tập Trung Chống Hạn, Chăm Sóc Lúa Chiêm Xuân

Đến nay, toàn tỉnh đã gieo cấy được hơn 35 nghìn ha lúa chiêm xuân, đạt hơn 98% kế hoạch. Sau gieo cấy thời tiết nắng ấm nên các trà lúa sinh trưởng và phát triển nhanh, hiện đang giai đoạn hồi xanh và đẻ nhánh. Tuy nhiên, nhiều diện tích lúa đang bị thiếu nước dưỡng; một số diện tích đã hồi xanh nhưng chưa được bón thúc lần 1.
Để đảm bảo cho cây lúa sinh trưởng, phát triển tốt, phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch vụ chiêm xuân, Sở Nông nghiệp và PTNT đã có công văn yêu cầu các huyện, thành, thị chỉ đạo hướng dẫn nông dân khẩn trương hoàn thành gieo cấy trà xuân muộn và khẩn trương đẩy nhanh tiến độ gieo trồng các cây trồng màu vụ xuân.
Tập trung chỉ đạo khẩn trương cấp nước tưới dưỡng cho lúa và hướng dẫn nông dân chăm sóc, bón thúc sớm giúp cây lúa khỏe, tăng khả năng chống chịu với điều kiện thời tiết bất thuận. Tăng cường công tác điều tra, dự tính, dự báo, phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh và chỉ đạo phòng trừ hiệu quả.
Trung tâm Khuyến nông chỉ đạo hệ thống khuyến nông tăng cường kiểm tra đồng ruộng; hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật chăm sóc lúa trong điều kiện vụ đông xuân ấm. Chi cục BVTV tăng cường công tác điều tra dự tính, dự báo phát hiện sớm và chỉ đạo phun trừ kịp thời sâu bệnh đảm bảo an toàn cho sản xuất.
Chi cục Thủy lợi, Công ty TNHH Nhà nước MTV Khai thác công trình thủy lợi phối hợp chặt chẽ với các địa phương chỉ đạo và thực hiện cung cấp đủ nước dưỡng cho toàn bộ diện tích lúa, tuyệt đối không để ruộng bị khô hạn.
Có thể bạn quan tâm

Trước sức ép cạnh tranh từ thịt gia cầm giá rẻ, ngày 21/8, Bộ NN&PTNT tổ chức hội nghị toàn quốc "Nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi gà".

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xuất cấp (không thu tiền) vắc xin dịch tả lợn; hóa chất sát trùng Benkocid; hóa chất Chlorine 65% min; hóa chất sát trùng Han-Iodine thuộc hàng dự trữ quốc gia cho 5 địa phương để phòng chống dịch bệnh.

Vũ Muộn là xã vùng cao của huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn, chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao cùng sinh sống. Với điều kiện tự nhiên thuận lợi vài năm trở lại đây nhân dân đã tập trung phát triển đàn dê núi rất hiệu quả. Nghề nuôi dê ở Vũ Muộn đã và đang trở thành mũi nhọn, đem lại thu nhập cao cho nông dân…
Từ xuất phát điểm là một hộ gia đình khó khăn, sau hơn 10 năm phát triển mô hình kinh tế vườn ao chuồng, gia đình anh Nguyễn Văn Nhật (SN 1972, ở thôn Duyên Linh, xã Đình Cao, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên) đã sở hữu 30 cây nhãn giống mới, gần 1 mẫu ao, 150 con lợn nái và hàng nghìn con lợn thịt được nuôi trong hệ thống “chuồng lạnh” khép kín, mang lại lợi nhuận hàng tỷ đồng mỗi năm.

Nuôi bò và dê ngày càng phát triển rộng trên địa bàn tỉnh Bình Phước do mang lại hiệu quả kinh tế và được thị trường tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, vùng đồng bào Xêtiêng ở khu phố Đông Phất, phường Hưng Chiến, thị xã Bình Long, nuôi trâu lại là thói quen nhiều đời và góp phần quan trọng vào việc ổn định cuộc sống của họ.