Tập Trung Chăm Sóc Rừng Trồng

25/8 là thời điểm toàn tỉnh kết thúc vụ trồng rừng 2013, diện tích trồng đến nay đạt 95% kế hoạch (11.800ha). Mặc dù không đạt 100% kế hoạch nhưng đây cũng là diện tích rừng trồng khá lớn góp phần quan trọng vào việc phát triển 300.000ha rừng phục vụ công nghiệp chế biến gỗ vào năm 2015.
Năm 2013 là năm lý tưởng cho công tác trồng rừng bởi có sự chủ động ngay từ chỉ đạo điều hành xây dựng kế hoạch đến hiện trường thiết kế, giống, đặc biệt là thời tiết thuận lợi cho trồng. Tuy nhiên bên cạnh những địa phương tổ chức trồng rừng tốt hầu như năm nào cũng đạt và vượt diện tích như Ba Bể(104%);
Bạch Thông(106%) thì vẫn còn những địa phương tiến độ triển khai chậm không hoàn thành kế hoạch, dân tự ý bỏ không trồng như Pác Nặm diện tích trồng chỉ đạt 70%; Ngân Sơn 90%. Chính vì vậy thời vụ trồng rừng kéo dài hơn so với kế hoạch gần 2 tháng, trước tình trạng này UBND tỉnh chỉ đạo ngành Nông nghiệp phải thông báo kết thúc trồng rừng trước 25/8.
Năm nay là năm thứ 2 hệ thống các vườn ươm chủ lực và vườn ươm vệ tinh toàn tỉnh được củng cố nên việc cung ứng các loại giống Keo, Mỡ tương đối tốt, tuy nhiên đối với diện tích trồng rừng phân tán khoảng gần 2.000ha ở các huyện thiếu giống chủ yếu là cây xoan. Hiện nay sau khi kết thúc trồng các địa phương chỉ đạo bà con tập trung chăm sóc. Tổng diện tích rừng đã trồng đang trong chu kỳ chăm sóc toàn tỉnh (từ năm thứ hai đến năm thứ tư) là trên 22.500ha, trong đó rừng phòng hộ 1.000ha, còn lại chủ yếu là rừng sản xuất.
Đối với cây keo lai phân cành sớm nếu người dân ít quan tâm đến kỹ thuật chăm sóc sẽ giảm hiệu quả kinh tế, vì vậy trồng rừng theo thiết kế cơ bản phải được chăm sóc 3 năm đầu, các công việc gồm: phát thực bì, chặt bỏ những cành không cần thiết, bón phân. Sau 3 năm cây bắt đầu giao tán, lúc này cây rừng có thể đảm bảo sức cạnh tranh với các loài cây bụi mọc nhanh khác để sinh trưởng thì chỉ thực hiện quản lý bảo vệ rừng. Nếu 3 năm đầu thực hiện tốt thì tỷ lệ thành rừng cũng như sinh khối rừng đạt năng suất cao.
Thời vụ chăm sóc được tiến hành vụ thu vào tháng 9 đến tháng 10 dương lịch và vụ xuân vào tháng 2 đến tháng 3 dương lịch. Đối với cây mỡ cũng chăm sóc tương tự nhưng chú ý đến sâu ong phá hại, hiện nay sâu ong ở giai đoạn sắp nở do vậy người dân cần phát hiện sớm để phòng trừ.
Một trong những vấn đề chậm chễ hiện nay đó là tiến độ giải ngân nguồn vốn chương trình bảo vệ và phát triển rừng, hiện nay toàn tỉnh mới giải ngân được 15% (4,9 tỷ/32,7tỷ đồng). Duy nhất huyện Bạch Thông giải ngân đạt 68%, còn lại các huyện đạt thấp, thậm chí có huyện chưa giải ngân được đồng nào như Pác Nặm, Ngân Sơn. Điều đó chứng tỏ các địa phương thiếu sát sao, quyết liệt hoàn tất các thủ tục để giải ngân trong khi nguồn vốn này không hề vướng mắc trên tỉnh, vốn đầu tư được giao từ đầu năm cho các khoản quản lý, thiết kế, giống.
Trong khi tỉnh đang nỗ lực đề nghị Trung ương cấp thêm nguồn vốn để bảo vệ và phát triển rừng thì các địa phương lại tồn tại một thực trạng đó là chậm giải ngân. Theo chỉ đạo của UBND tỉnh các Ban quản lý dự án phát triển rừng cần nhanh chóng hoàn tất các thủ tục đẩy nhanh tiến độ giải ngân nếu tiếp tuc chậm chễ sẽ kiểm điểm làm rõ trách nhiệm từng đơn vị. Nếu như không giải ngân được đúng kế hoạch tỉnh sẽ rất khó xin Trung ương bổ sung nguồn vốn.
Ngay sau khi kết thúc vụ trồng rừng 2013, kế tiếp công tác chuẩn bị cho vụ trồng rừng năm 2014 đã được các địa phương triển khai. Dự báo năm nay trồng rừng tập trung sẽ rất khó khăn bởi hầu hết các diện tích thuận tiện giao thông dân đã phủ xanh rừng trồng qua các năm, số còn lại chủ yếu ở những nơi xa.
Hiện nay diện tích mà dân đăng ký trồng còn rất khiêm tốn, toàn tỉnh mới được 4.000ha, trong khi kế hoạch là 12.000ha. Một chủ đề mà tỉnh đưa ra đồng thời được chỉ đạo từ năm 2014 đó là bên cạnh trồng rừng tập trung sẽ khuyến khích người dân trồng rừng phân tán huy động sức mạnh của các tổ chức đoàn thể trong đó đoàn thanh niên cơ sở làm lực lượng đi đầu.
Để chuẩn bị cho công tá trồng rừng 2014 UBND tỉnh yêu cầu các huyện rà soát lại toàn bộ quỹ đất, xác định diện tích trồng rừng, sở Tài nguyên & Môi trường đôn đốc việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đồng thời rà lại toàn bộ các dự án trồng rừng đã cấp chứng nhận đầu tư nếu không thực hiện sẽ kiến nghị thu hồi.
Có thể bạn quan tâm

Với mục tiêu đưa những tiến bộ khoa học công nghệ vào đời sống nhằm khai thác có hiệu quả những lợi thế về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH&CN Tây Ninh đã thực hiện đề tài “Ứng dụng công nghệ nghiền phế phẩm cây cao su, mì làm cơ chất trồng nấm bào ngư”.

Từ một “lâm tặc”, anh Hồ Ngọc Quang (52 tuổi) ở thôn Tân An, xã Tịnh Đông (Sơn Tịnh) đã trở thành vua rừng khi sở hữu hơn 20ha keo và hàng ngàn cây gỗ quý như sao đen, xà cừ, dầu, lác hoa…

Quá trình hàng trăm năm khai hoang, định cư và phát triển vùng đất Hưng Thạnh, cha ông ta, những người Việt di dân đã dũng cảm đấu tranh chinh phục thiên nhiên khắc nghiệt với khát vọng gầy dựng vùng này trở nên trù phú, xanh tươi và hưng thịnh.

Dù những ngày qua đã nỗ lực đặt bẫy, đánh bả, xông thuốc xì gà nhưng vẫn không ngăn chặn được lũ chuột. Ruộng lúa đang chuẩn bị bước vào giai đoạn đứng cái – làm đòng, nếu tình trạng này cứ kéo dài thì nhiều khả năng sẽ mất mùa trầm trọng”.

Còn theo ngành chuyên môn: Nuôi tôm trái vụ không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải có kinh nghiệm, để quản lý tốt các yếu tố môi trường nước trong ao đầm nuôi tôm, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, sẽ hạn chế được rũi ro do yếu tố thời tiết bất lợi.