Tập trung chăm sóc các loại cây trồng vụ hè thu

Tuy nhiên, sau một thời gian nắng hạn kéo dài, hiện nay tình hình thời tiết được cải thiện, nhiệt độ giảm, trời có mưa nhiều nơi là điều kiện tốt để nông dân đẩy mạnh chăm sóc các loại cây trồng nhằm thúc đẩy cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt.
Hiện toàn tỉnh có hơn 3.000 ha đất trồng lúa phải bỏ hoang và hơn 2.500 ha đất trồng lúa được chuyển sang trồng các loại cây hoa màu. Cây đậu xanh được chọn là cây chủ lực trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng chống hạn trên hầu hết những chân ruộng cao. Tranh thủ thời tiết dịu mát, có mưa rào, nông dân trong tỉnh đã tích cực bám đồng để chăm sóc các loại cây trồng.
Ông Hoàng Văn Lộc, ở thôn Xuân Hòa, xã Trung Hải, huyện Gio Linh cho biết: “Vụ hè thu năm nay, gia đình tôi chuyển đổi một số đất trồng lúa không được cung cấp nước sang trồng cây đậu xanh. Đầu vụ cây đậu xanh phát triển không tốt lắm nhưng thời gian gần đây, trời thỉnh thoảng có mưa và nắng ít gay gắt hơn nên cây đậu bắt đầu phục hồi. Gia đình tôi chăm sóc đúng quy trình hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật nên các loại cây trồng phát triển khá tốt, có khả năng cho năng suất cao”.
Xã Trung Hải, Gio Linh là địa bàn cuối nguồn nước thủy lợi Kinh Môn nên diện tích được công ty thủy nông cấp nước để gieo cấy lúa cho vụ hè thu chỉ đạt 50%, số diện tích còn lại người dân hoặc bỏ hoang, hoặc gieo lúa chờ mưa, hoặc chuyển đổi sang trồng các loại cây hoa màu. Nhờ các trận mưa rào trong thời gian gần đây, các loại cây trồng trên diện tích không được cấp nước của xã Trung Hải được hồi xanh, phát triển nhanh chóng, nhất là các diện tích lúa đã tăng khả năng đẻ nhánh và làm cho cây càng thêm cứng cáp. Các HTX tích cực triển khai các dịch vụ bơm tưới nước mưa từ các đầm, mương cho đồng ruộng với chi phí 50.000 đồng/sào, đảm bảo đủ nước tưới cho cây trồng.
Còn đối với vùng núi, nông dân các địa phương cũng tích cực bám đồng để chăm sóc các loại cây trồng sau mưa. Sau khi nhiều diện tích đất sản xuất bị khô hạn không thể xuống giống, huyện Đakrông đã tập trung chỉ đạo các vùng ít khô hạn hơn, nhất là các xã Ba Lòng, Triệu Nguyên, Mò Ó... thu hoạch ngô, lạc sớm để kịp thời triển khai sản xuất vụ hè thu. Đến nay, hơn 2 tháng xuống giống, gần 400 ha đậu xanh ở Ba Lòng đã phát triển tốt, nhất là trong 1 tháng trở lại đây trên địa bàn huyện thường có mưa rào đã cải thiện đáng kể tình hình khô hạn và giúp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Đến nay, nhiều diện tích đậu xanh ở Ba Lòng đã bắt đầu cho quả. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã tích cực xuống tận cơ sở, động viên nông dân tăng cường chăm sóc các loại cây trồng nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trên diện tích đã gieo trồng.
Ông Hồ Văn Đang, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đakrông cho biết: Hiện nay, thời tiết đã được cải thiện đáng kể có lợi cho các loại cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Huyện và các xã đã tích cực xuống cơ sở để chỉ đạo sản xuất. Cứ theo tình hình hiện tại thì nhiều loại cây trồng vụ hè thu năm nay được mùa, nhất là số diện tích hoa màu được chuyển đổi từ đất trồng lúa. Các loại đậu đến nay phát triển tốt, cho nhiều trái, dự tính mỗi héc ta đậu có thể cho thu hoạch được hơn 2 tấn. Tuy nhiên, thời tiết thuận lợi hơn cũng đồng thời với việc các loại sâu bệnh có điều kiện để phát sinh và phát triển gây hại cho các loại cây trồng. Vì vậy, nông dân cần tập trung chú ý đến công tác phòng trừ sâu bệnh để đảm bảo vụ mùa sản xuất được thắng lợi.
Trước những chuyển biến có lợi của thời tiết, các địa phương tập trung chỉ đạo nông dân tăng cường chăm sóc và phòng chống các loại dịch bệnh trên cây trồng. Có khả năng vụ hè thu năm nay, cây đậu xanh được mùa. Hiện tại sản phẩm đậu xanh trên thị trường bán khá được giá, khoảng 25.000- 30.000 đồng/kg, thì nông dân có được một nguồn thu đáng kể. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng hơn 2 tháng nữa mới kết thúc vụ hè thu và sản xuất nông nghiệp còn nhiều khó khăn ở phía trước. Vì vậy, ngành Nông nghiệp- PTNT sẽ tiếp tục bám sát cơ sở, chỉ đạo sản xuất phù hợp, động viên nông dân tích cực bám đồng, sản xuất, chủ động ứng phó trước diễn biến của thời tiết, đảm bảo tiếp tục có được một vụ mùa thắng lợi.
Có thể bạn quan tâm

Đến thời điểm này, nông dân ở huyện vùng cao Võ Nhai đã gieo trồng được 391ha cây màu vụ đông, bằng gần 102% kế hoạch. So với những năm trước, diện tích cây vụ đông năm nay của huyện tăng không đáng kể, nhưng lại hứa hẹn mùa vụ mang lại giá trị kinh tế cao cho nông dân.

Tại một số chợ ở TP HCM, giá thanh long trước kia rớt giá thê thảm, chỉ còn 3.000-4.000 đồng/kg thì nay đã lên 10.000-17.000 đồng/kg (tùy loại), tức tăng giá đến hơn 4-5 lần. Măng cụt ĐBSCL và Lái Thiêu (Bình Dương) lần đầu tiên măng cụt đạt mức 30.000-45.000 đồng/kg, cao nhất trong năm thay vì chỉ có 20.000 – 25.000 đồng/kg so với tháng trước.

Đó là anh Phan Cẩn, ở thôn Ngọc Sơn Bắc, xã Hoài Thanh Tây, huyện Hoài Nhơn. Bằng sự cần cù lao động, ham học hỏi, biết áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất, chăn nuôi, hàng năm anh có thu nhập từ nuôi bò, heo và trồng trọt trên 150 triệu đồng.

Hiện nay, tranh thủ nước lũ trong nội đồng đang rút nhanh, nông dân trong tỉnh đang khẩn trương tổ chức xuống giống gần 75.000 ha lúa đông xuân. Tỉnh khuyến khích nông dân áp dụng đồng bộ các giải pháp thâm canh, để phấn đấu đạt năng suất bình quân 70,54 tạ/ha và sản lượng cả vụ trên 525.000 tấn lúa.

Mặc dù thời tiết không thuận lợi ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhưng 6 tháng qua, UBND huyện Vân Canh đã bám sát chỉ đạo của UBND tỉnh, các nghị quyết của Huyện ủy, HĐND huyện về nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2014. Nhờ vậy, kết quả phát triển kinh tế của huyện tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm trước.