Tập Huấn TOT Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Từ ngày 6/8-10/8/2013, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Trà Vinh đã tổ chức lớp tập huấn về “Kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng”. Có 30 học viên là cán bộ khuyến nông khuyến ngư cấp tỉnh, huyện và nông dân nuôi tôm ở 02 huyện Cầu Ngang và Duyên Hải tham gia lớp tập huấn.
Sau 5 ngày tập huấn, học viên được trang bị kiến thức về kỹ thuật cải tạo ao, xử lý nước; tiêu chuẩn chọn giống, phương pháp thả giống, kỹ thuật chăm sóc tôm nuôi; quản lý thức ăn, phòng trị bệnh, thu hoạch, bảo quản,…
Dựa vào những kinh nghiệm được tổng hợp, đúc kết trong quá trình chỉ đạo hướng dẫn nông dân triển khai các mô hình trình diễn, tư vấn trực tiếp cho các hộ nuôi, giảng viên đã bổ sung những nội dung đó vào bài giảng lý thuyết, tạo nên bài học sinh động dễ hiểu, thu hút được sự chú ý của học viên.
Các học viên cũng được thực hành các mẫu vật thực tế và thảo luận nhóm; được giảng viên giải đáp các vướng mắc thường gặp trong quá trình nuôi tôm tại địa phương.
Ngoài ra, lớp học còn tổ chức cho các học viên đi thăm quan thực tế mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đạt hiệu quả trên địa bàn huyện trong tỉnh.
Qua khóa tập huấn, học viên đã được bổ sung những kiến thức kỹ thuật mới trong nuôi tôm, nâng cao kỹ năng nghiệp vụ, giúp thực hiện tốt nhiệm vụ, tư vấn bà con nông dân phát triển sản xuất, góp phần tăng năng suất chất lượng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Có thể bạn quan tâm

Trạm Khuyến nông TX. Tân Châu (An Giang) vừa tổ chức trình diễn mô hình “Nuôi cá còm” tại hộ ông Lâm Vĩnh Gia (ấp 1, xã Vĩnh Xương). Trên diện tích 200m2 đất ao và theo sự hướng dẫn kỹ thuật của Trạm Khuyến nông thị xã, ông Gia thả nuôi 1.300 con cá còm giống.

Từ khi dự án nạo vét thượng nguồn sông Ba Lai hoàn thành, tuyến đê ven sông Ba Lai được đưa vào sử dụng, một số hộ dân sinh sống ven tuyến đê xã Thành Triệu (Châu Thành, Bến Tre) đã tận dụng khoảng đất trên mặt đê và hành lang bảo vệ đê để trồng rau màu, chuối, đu đủ và cây lâu năm.

Hiện nay nhiều địa phương trên địa bàn huyện Chợ Mới (An Giang) đã biết tận dụng lợi thế sẵn có để phát triển kinh tế gia đình. Trong đó, việc nuôi bò theo hướng ứng dụng công nghệ cao đang được nhiều hộ dân thực hiện, vì hiệu quả kinh tế mang lại khá cao so với cách nuôi truyền thống.

Là địa phương có thế mạnh về sản xuất lúa, nông dân tại xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa đã có sáng kiến làm quy trình sản xuất nấm rơm ngoài trời theo một quy trình khép kín. Thay vì đốt rơm rạ như trước kia một cách lãng phí, thì nay bà con nông dân tận dụng ngay nguồn rơm để làm nấm.

Hiện nay, ngoài một số xã Chiềng Hắc, Đông Sang, Mường Sang ở Mộc Châu; nông dân xã Cò Nòi, huyện Mai Sơn cũng đang tiến hành trồng cà chua trái vụ bằng phương thức gieo hạt truyền thống. Nhưng để sản xuất cà chua trái vụ, các hộ nông dân gặp khó khăn trong việc xử lý bệnh héo xanh làm giảm năng suất.