Tập huấn phương pháp quản lý nghề cá dựa vào hệ sinh thái

Đây là một trong những hoạt động thuộc Dự án: Tăng cường khả năng phục hồi của cộng đồng ngư dân quy mô nhỏ và hệ sinh thái biển tại khu bảo tồn biển cấp địa phương tỉnh Bình Định đã và đang được triển khai tại tỉnh ta.
Trong thời gian 2 ngày (từ ngày 24 đến ngày 25.9), 30 học viên đến từ các sở, ngành của tỉnh cùng cán bộ xã và các thành viên nhóm đồng quản lý thủy sản ven bờ của các xã: Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) được ngành Nông nghiệp tỉnh cung cấp thông tin về tổng quan, hiện trạng nghề cá và một số vấn đề trong công tác quản lý nghề cá nhỏ, nguồn lợi ven bờ trong tỉnh.
Cũng trong thời gian trên, các thành viên của MCD và GS.TS Robert Pomeroy Trường Đại học Connecticut (Mỹ) hướng dẫn cho học viên về phương pháp EAFM; nguyên tắc tiếp cận và áp dụng phương pháp EAFM.
Các học viên cũng sẽ được phân nhóm để thảo luận nhóm các vấn đề về nghề cá nhỏ và bước đầu áp dụng quản lý EAFM cho quản lý nghề cá nhỏ và phát triển sinh kế bền vững tại Bình Định.
Theo Sở NN&PTNT, mục đích của lớp tập huấn nói trên là nhằm tăng cường mối quan hệ đối tác và năng lực địa phương trong quản lý nguồn lợi ven bờ, phát triển các chiến lược thủy sản bền vững và nâng cao năng lực phục hồi sinh kế của nhóm ngư dân quy mô nhỏ tại Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải tham gia dự án.
Có thể bạn quan tâm

Vừa qua, có thông tin nông dân trồng tiêu đang trữ tiêu quá nhiều chờ giá cao. Tuy nhiên thực tế cho thấy đến thời điểm này, nông dân trồng tiêu đã bán đi khá nhiều. Lượng tiêu do dân trữ lại không còn nhiều.

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, sản lượng nhãn của Hưng Yên năm nay ước đạt khoảng 35.000 tấn, trị giá khoảng 300-400 tỉ đồng.

Thời gian gần đây, trên những trang quảng cáo của các báo và mạng Internet xuất hiện thông tin về một giống dừa tên gọi dừa xiêm dây siêu trái.

Theo kế hoạch năm 2015, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) sẽ thả nuôi 5.700 ha thủy sản các loại, trong đó có 4.100 ha nuôi tôm nước lợ. Tính đến cuối tháng 8, toàn huyện đã thả nuôi 4.290 ha tôm sú và tôm thẻ, vượt kế hoạch hơn 190 ha, do có một phần diện tích bà con thả nuôi ngoài vùng quy hoạch, tập trung nhiều ở xã Tài Văn và Đại Ân 2.

Hiện nhiều vựa cua trên địa bàn An Giang và Đồng Tháp lo lắng do lũ kém, mưa ít nên sản lượng không đủ đáp ứng nhu cầu thị trường nên luôn sốt giá.