Tập huấn phương pháp quản lý nghề cá dựa vào hệ sinh thái

Đây là một trong những hoạt động thuộc Dự án: Tăng cường khả năng phục hồi của cộng đồng ngư dân quy mô nhỏ và hệ sinh thái biển tại khu bảo tồn biển cấp địa phương tỉnh Bình Định đã và đang được triển khai tại tỉnh ta.
Trong thời gian 2 ngày (từ ngày 24 đến ngày 25.9), 30 học viên đến từ các sở, ngành của tỉnh cùng cán bộ xã và các thành viên nhóm đồng quản lý thủy sản ven bờ của các xã: Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) được ngành Nông nghiệp tỉnh cung cấp thông tin về tổng quan, hiện trạng nghề cá và một số vấn đề trong công tác quản lý nghề cá nhỏ, nguồn lợi ven bờ trong tỉnh.
Cũng trong thời gian trên, các thành viên của MCD và GS.TS Robert Pomeroy Trường Đại học Connecticut (Mỹ) hướng dẫn cho học viên về phương pháp EAFM; nguyên tắc tiếp cận và áp dụng phương pháp EAFM.
Các học viên cũng sẽ được phân nhóm để thảo luận nhóm các vấn đề về nghề cá nhỏ và bước đầu áp dụng quản lý EAFM cho quản lý nghề cá nhỏ và phát triển sinh kế bền vững tại Bình Định.
Theo Sở NN&PTNT, mục đích của lớp tập huấn nói trên là nhằm tăng cường mối quan hệ đối tác và năng lực địa phương trong quản lý nguồn lợi ven bờ, phát triển các chiến lược thủy sản bền vững và nâng cao năng lực phục hồi sinh kế của nhóm ngư dân quy mô nhỏ tại Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải tham gia dự án.
Có thể bạn quan tâm

Vào tháng 8-2012, Trung tâm Giống nông nghiệp Bến Tre thực hiện đề tài “Du nhập và nuôi thích nghi gà Đông Tảo tại Bến Tre”. Huyện Châu Thành được hỗ trợ 4 mô hình: 2 mô hình nuôi gà Đông Tảo lai và 2 mô hình nuôi gà Đông Tảo thuần tại xã Sơn Hòa và Tam Phước.

Từ đầu năm đến nay, nhờ thời tiết tương đối thuận lợi cho việc vươn khơi bám biển, nên sản lượng khai thác thủy sản của ngư dân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa đạt hơn 16.170 tấn, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khai thác cá ngừ đại dương đạt hơn 470 tấn, tăng gần 3,5%.

Theo chân ông Chu Văn Báo, Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), qua chợ vải thiều những ngày cuối vụ, cảnh mua bán đã không còn tấp nập như vài ngày trước. Người viết muốn tìm mua một chùm vải thiều VietGap loại 1 để thưởng thức cũng thật khó, bởi thương lái đã bao tiêu toàn bộ lượng vải ở chợ cho đến cuối vụ.

Thời gian gần đây, cụm từ chuyển đổi đất sản xuất lúa vụ 3 (lúa thu đông) sang trồng màu đã không ít lần được một số nhà chuyên môn lẫn lãnh đạo Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) nhắc đến. Tuy nhiên, một câu hỏi được đặt ra: “chuyển sang trồng màu, ai lo đầu ra cho nông dân?

Thời điểm này, nhiều hộ nuôi con đặc sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang rơi vào cảnh nợ nần, thua lỗ vì giá một số loại con đặc sản xuống thấp hoặc không có đầu ra.