Tập huấn phương pháp quản lý nghề cá dựa vào hệ sinh thái

Đây là một trong những hoạt động thuộc Dự án: Tăng cường khả năng phục hồi của cộng đồng ngư dân quy mô nhỏ và hệ sinh thái biển tại khu bảo tồn biển cấp địa phương tỉnh Bình Định đã và đang được triển khai tại tỉnh ta.
Trong thời gian 2 ngày (từ ngày 24 đến ngày 25.9), 30 học viên đến từ các sở, ngành của tỉnh cùng cán bộ xã và các thành viên nhóm đồng quản lý thủy sản ven bờ của các xã: Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải (TP Quy Nhơn) được ngành Nông nghiệp tỉnh cung cấp thông tin về tổng quan, hiện trạng nghề cá và một số vấn đề trong công tác quản lý nghề cá nhỏ, nguồn lợi ven bờ trong tỉnh.
Cũng trong thời gian trên, các thành viên của MCD và GS.TS Robert Pomeroy Trường Đại học Connecticut (Mỹ) hướng dẫn cho học viên về phương pháp EAFM; nguyên tắc tiếp cận và áp dụng phương pháp EAFM.
Các học viên cũng sẽ được phân nhóm để thảo luận nhóm các vấn đề về nghề cá nhỏ và bước đầu áp dụng quản lý EAFM cho quản lý nghề cá nhỏ và phát triển sinh kế bền vững tại Bình Định.
Theo Sở NN&PTNT, mục đích của lớp tập huấn nói trên là nhằm tăng cường mối quan hệ đối tác và năng lực địa phương trong quản lý nguồn lợi ven bờ, phát triển các chiến lược thủy sản bền vững và nâng cao năng lực phục hồi sinh kế của nhóm ngư dân quy mô nhỏ tại Nhơn Hội, Nhơn Lý, Nhơn Hải tham gia dự án.
Có thể bạn quan tâm

Nằm trong chương trình xóa đói giảm nghèo, dong riềng từ nhiều năm qua đã được chính quyền tỉnh Bắc Kạn coi là cây trồng chủ lực. Nhưng chính sự phát triển ồ ạt đã biến cây này thành gánh nặng nợ nần cho nông dân.

Ông Hoàng cho biết thêm, kể từ ngày 25-8-2014 các doanh nghiệp và cá nhân được vay vốn tới 70% đến 95% tổng giá trị đầu tư đóng mới tàu với thời hạn vay vốn 11 năm và lãi suất phải trả chỉ từ 1% đến 3%/năm, phần còn lại do ngân sách nhà nước cấp bù. Nghị định này được coi là “ cú hích” tháo gỡ những khó khăn cho ngư dân trong việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, giúp ngư dân mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế biển theo chủ trương của Chính phủ.

Từ thực tiễn sản xuất theo hướng trang trại tổng hợp của một số hộ dân trên địa bàn, huyện Quang Bình (Hà Giang) đã phát động phong trào cải tạo vườn đồi, phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp, nâng cao đời sống, thu nhập cho người dân gắn với xây dựng nông thôn mới.

Vụ xuân năm nay, toàn tỉnh Lạng Sơn trồng trên 14.000ha ngô, tập trung chủ yếu ở các huyện Bắc Sơn, Cao Lộc, Hữu Lũng, Lộc Bình, Đình Lập…Các giống ngô được người dân lựa chọn trồng cho năng suất cao như ngô lai giống 999, 9698, C919, K54. Năng suất bình quân toàn tỉnh ước đạt từ 45 – 50 tạ/ha.

Mấy năm gần đây, nông dân ở các tỉnh ĐBSCL phấn khởi vì trồng khoai môn sáp cho thu nhập cao. Anh Nguyễn Hữu Thọ, ngụ tại khu vực Thạnh Phú, phường Thường Thạnh, quận Cái Răng (TP. Cần Thơ) trồng 10.000m2 khoai môn sắp thu hoạch cho biết: Khoai môn sáp cho củ to (từ 1,5 – 2 kg/củ), chất lượng thơm ngon là mặt hàng XK có giá ổn định. Khoai môn sáp rất dễ chăm sóc, ít phân bón, trồng được quanh năm.