Tập Huấn Phòng Trừ Bệnh Trên Cây Sắn

Sáng 15/6, Phòng NN-PTNT huyện Sơn Hòa phối hợp với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh và Nhà máy sản xuất tinh bột sắn Đồng Xuân tổ chức tập huấn phòng trừ bệnh nhện đỏ, chổi rồng và rệp sáp hồng trên cây sắn cho 65 học viên là cán bộ và người dân các xã Sơn Hội, Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân, Cà Lúi, Phước Tân.
Những nội dung được trình bày tại lớp học gồm: Đặc tính sinh học, cách gây hại, biện pháp quản lý nhện đỏ; triệu chứng chung, nguyên nhân gây bệnh, sự lan truyền của bệnh, biện pháp phòng trừ bệnh chổi rồng; tình hình gây hại, đặc tính sinh học, cơ chế lan truyền và cách phòng trừ của bệnh rệp sáp hồng trên cây sắn. Công ty thuốc bảo vệ thực vật An Giang và Công ty khử trùng Việt Nam cũng đã giới thiệu một số loại thuốc phòng trừ.
Huyện Sơn Hòa hiện có trên 3.000ha sắn. Những năm qua, nguồn lợi cây sắn đem lại cho người dân tương đối khá. Tuy nhiên, gần đây xuất hiện một số bệnh gây hại như: nhện đỏ, chổi rồng.
Có thể bạn quan tâm

Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp tỉnh Bến Tre hướng đến nền nông nghiệp bền vững, hiệu quả và thân thiện với môi trường.

TS. Đặng Kim Khôi, Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn (IPSARD), cho rằng chăn nuôi Việt Nam sẽ vẫn có “miếng đánh” riêng dựa vào đặc thù tiêu dùng của người Việt.

Đến thời điểm này dịch bệnh tai xanh đã lan rộng ra 3 huyện, thành phố của tỉnh Sóc Trăng, với số lợn mắc bệnh hơn 600 con; trong đó đã tiêu hủy gần 400 con.

Cuộc sống chất lượng không phải là có xe hơi, nhà lầu, tiền bạc rủng rỉnh mà là sự không lo âu.

Dự kiến trong tháng 11/2015, nhu cầu sử dụng phân bón bắt đầu tăng trở lại khi một số khu vực bước vào vụ ĐX.