Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tập huấn nuôi lươn không bùn

Tập huấn nuôi lươn không bùn
Ngày đăng: 28/09/2015

Nhằm giúp cho bà con nông dân chuyển đổi mô hình phù hợp nâng cao hiệu quả kinh tế gia đình.

Sau buổi tập huấn, bà con nông dân được tham quan mô hình thí điểm nuôi lươn không bùn trong bể xi măng tại hộ anh Trần Việt Sơn, Thôn 3, xã Phong Phú.

Với diện tích bể 6m2, nuôi được 900 con giống, trọng lượng bình quân 40 con/kg.

Được Trạm Khuyến nông huyện hỗ trợ 100% con giống, 50% thức ăn và hỗ trợ kỹ thuật nuôi.

Quy trình nuôi: mỗi ngày cho lươn ăn 1 lần vào thời gian 5 giờ chiều, thức ăn chủ yếu các loại cá tươi xay nhuyễn cho lươn ăn, sau khi cho ăn khoảng 2 - 3 giờ thay nước, mật độ nuôi 400 con/m2, mức nước đảm bảo 40cm, nhiệt độ để lươn phát triển tốt từ 22 - 270C, phía trên được che mát và phải tránh được nước mưa, không làm ảnh hưởng đến lươn.

Anh Sơn cho biết: sau 20 ngày nuôi, lươn phát triển khá nhanh, trọng lượng bình quân từ 25 - 30 con/kg. Lươn thích nghi tốt với điều kiện môi trường, lớn nhanh ít bị bệnh, hiệu quả kinh tế cao hơn so với hình thức nuôi lươn bùn truyền thống.

Qua mô hình thí điểm cho thấy nuôi lươn không bùn trong bể xi măng phù hợp với bà con nông dân, tiết kiệm nhiều chi phí, dễ quản lý, chăm sóc, có thể tận dụng được diện tích đất nhỏ trong gia đình để nuôi, tỷ lệ sống cao, đầu ra sản phẩm dễ dàng.

 

Bà con nông dân tham quan mô hình nuôi lươn không bùn thí điểm của anh Sơn

Hồ nuôi lươn có diện tích 6m2, lót gạch men

Vĩ tre được đặt giữa hồ cho lươn ở

Chăm sóc, vệ sinh chuồng trại thường xuyên để lươn không bị bệnh


Có thể bạn quan tâm

Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa giống lúa Hậu Giang 2 cho tỉnh Hậu Giang Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa giống lúa Hậu Giang 2 cho tỉnh Hậu Giang

Giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Lang, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long vừa mới báo cáo kết quả đề tài “Nghiên cứu đăng ký nhãn hiệu hàng hóa giống lúa Hậu Giang 2 cho tỉnh Hậu Giang” trước Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh.

06/08/2015
Thành công trên vùng đất khó Thành công trên vùng đất khó

Sản xuất nông nghiệp vốn luôn ở trạng thái bấp bênh, lại trên vùng đất cát bạc màu rất kén cây trồng nên càng khó, nhưng với ông Phan Chinh - một nông dân ở xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai thì “cái khó ló cái khôn”, ông đã thành công trên vùng đất gian khó.

06/08/2015
Sầu riêng Khánh Sơn mất mùa do ảnh hưởng thời tiết Sầu riêng Khánh Sơn mất mùa do ảnh hưởng thời tiết

Do thời tiết bất thường nên nhiều loại cây trồng tại Khánh Sơn (Khánh Hòa) giảm năng suất. Trong đó, sầu riêng có sản lượng giảm đến 70 - 80%. Vì thế nên mặc dù được giá hơn mọi năm nhưng hầu hết nông hộ vẫn bị giảm thu nhập.

06/08/2015
Thu nhập nhà vườn đạt 80 triệu đồng/ha/năm Thu nhập nhà vườn đạt 80 triệu đồng/ha/năm

Theo UBND huyện Cái Bè (Tiền Giang), hiện toàn huyện có 14.436/16.800 ha vườn đang trồng các loại trái cây đặc sản của địa phương như xoài cát Hòa Lộc, bưởi lông Cổ Cò, cam sành… với thu nhập bình quân đạt 80 triệu đồng/ha/năm.

06/08/2015
Ổi Đài Loan ở Hoành Bồ (Quảng Ninh) Ổi Đài Loan ở Hoành Bồ (Quảng Ninh)

Cây ổi lai lê có xuất xứ từ Đài Loan, nhưng lại đang ngày càng gần gũi với bà con nông dân huyện Hoành Bồ (Quảng Ninh), trở thành thương hiệu nông sản của địa phương. Đây là một trong 5 sản phẩm mà Hoành Bồ đã đăng ký tham gia Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” của tỉnh từ năm 2014...

06/08/2015