Tập Huấn Kỹ Thuật Ương Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trong Nhà Trước Khi Nuôi Thương Phẩm

Ngày 22.5, Trung tâm Giống thủy sản Bình Định phối hợp với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam (chi nhánh Bình Định) đã tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật ương nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà trước khi nuôi thương phẩm (còn gọi là kỹ thuật ương nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà) cho đông đảo bà con tại xã Mỹ Thắng (Phù Mỹ).
Mô hình ương nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà tại hộ gia đình ông Huỳnh Văn Quang (thôn Tám Đông, xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ), bà con được cán bộ kỹ thuật của 2 đơn vị trên hướng dẫn kỹ thuật trong xây dựng hệ thống ương, chuẩn bị ao ương; phương pháp lấy nước và xử lý; tiêu chuẩn chọn giống và cách thả giống; kỹ thuật nuôi, phòng trị bệnh, phương pháp xử lý môi trường trước khi chuyển sang nuôi thương phẩm.
Theo ông Phan Thanh Việt, Phó Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản Bình Định, nuôi tôm theo kỹ thuật ương nuôi trong nhà, mặc dù chi phí đầu tư ban đầu tốn kém, nhưng lợi thì lớn hơn rất nhiều.
Thứ nhất là các khâu quản lý, chăm sóc, theo dõi sức khoẻ tôm giống và chi phí thuốc, hoá chất, thức ăn giai đoạn này tốn kém ít, do chủ động kiểm soát được môi trường, nguồn nước và nhiệt độ của ao. Thứ hai là đối với tôm thẻ chân trắng nuôi công nghiệp, từ 20 - 25 ngày tuổi là giai đoạn dễ sinh dịch bệnh và hao hụt nhiều nhất.
Nếu chăm sóc tốt, xử lý đúng quy trình và tôm vượt qua được giai đoạn này thì khả năng thắng lợi rất cao, vì khi thả ra ao lớn tôm đã đủ sức khoẻ. Mặt khác, tôm đủ lớn nên khâu kiểm soát thức ăn được chính xác và chặt chẽ hơn, ngược lại, nếu thấy chất lượng tôm giống phát triển không tốt hoặc bị bệnh thì người nuôi có thể huỷ bỏ tại ao trong nhà.
Vì vậy, chi phí không nhiều, đặc biệt là không ảnh hưởng đến môi trường của ao nuôi và các khu vực xung quanh. Qua đó, tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi và hướng tới một nền sản xuất tôm nuôi bền vững”.
Có thể bạn quan tâm

Trong đó, 10 dự án đã được phê duyệt đầu tư và đang thi công, một số dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng như: Yên Mỹ, Duyên Hà, Thanh Đa... RAT hiện có hơn 80 cửa hàng bán và khoảng 180 điểm bán tại các siêu thị.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Cao Đức Phát khi đề cập đến các chính sách hỗ trợ ngư dân khai thác hải sản trên các vùng biển xa, cho biết: Đến nay, cả nước có gần 6.200 tàu cá đăng ký và được phê duyệt đủ điều kiện hoạt động trên các vùng biển xa.

Chiều 8-6, theo Viện Lúa ĐBSCL, nông dân các tỉnh Đồng Tháp, Vĩnh Long, Hậu Giang, TP Cần Thơ… đang bắt đầu thu hoạch lúa hè thu sớm. Năm nay thời tiết thuận lợi, ít sâu bệnh nên nông dân giảm được khá nhiều về chi phí đầu tư, đồng thời tăng được năng suất lúa. Theo dự kiến, với khoảng 1,7 triệu ha lúa hè thu năm 2014, toàn vùng ĐBSCL sẽ thu về từ 7- 8 triệu tấn lúa.

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), hiện nay, Việt Nam là nước XK mực, bạch tuộc lớn thứ 2 vào Hàn Quốc.

Xã Mỹ Thành Nam (huyện Cai Lậy, Tiền Giang) là nơi có mô hình trồng lúa chất lượng cao an toàn đầu tiên trong cả nước đạt tiêu chuẩn GlobalGAP vào năm 2008. Để đạt được kết quả này, nông dân trong xã đã kiên trì thực hiện qua nhiều năm với nhiều nội dung: IPM, “Cánh đồng sạch và xanh”, Chương trình “3 giảm 3 tăng”, dự án “Xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao, an toàn” tiến tới mô hình lúa đạt tiêu chuẩn GlobalGAP.