Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tập Huấn Kỹ Thuật Ương Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trong Nhà Trước Khi Nuôi Thương Phẩm

Tập Huấn Kỹ Thuật Ương Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Trong Nhà Trước Khi Nuôi Thương Phẩm
Ngày đăng: 23/05/2014

Ngày 22.5, Trung tâm Giống thủy sản Bình Định phối hợp với Công ty cổ phần Chăn nuôi CP Việt Nam (chi nhánh Bình Định) đã tổ chức lớp tập huấn kỹ thuật ương nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà trước khi nuôi thương phẩm (còn gọi là kỹ thuật ương nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà) cho đông đảo bà con tại xã Mỹ Thắng (Phù Mỹ).

Mô hình ương nuôi tôm thẻ chân trắng trong nhà tại hộ gia đình ông Huỳnh Văn Quang (thôn Tám Đông, xã Mỹ Thắng, huyện Phù Mỹ), bà con được cán bộ kỹ thuật của 2 đơn vị trên hướng dẫn kỹ thuật trong xây dựng hệ thống ương, chuẩn bị ao ương; phương pháp lấy nước và xử lý; tiêu chuẩn chọn giống và cách thả giống; kỹ thuật nuôi, phòng trị bệnh, phương pháp xử lý môi trường trước khi chuyển sang nuôi thương phẩm.

Theo ông Phan Thanh Việt, Phó Giám đốc Trung tâm Giống thủy sản Bình Định, nuôi tôm theo kỹ thuật ương nuôi trong nhà, mặc dù chi phí đầu tư ban đầu tốn kém, nhưng lợi thì lớn hơn rất nhiều.

Thứ nhất là các khâu quản lý, chăm sóc, theo dõi sức khoẻ tôm giống và chi phí thuốc, hoá chất, thức ăn giai đoạn này tốn kém ít, do chủ động kiểm soát được môi trường, nguồn nước và nhiệt độ của ao. Thứ hai là đối với tôm thẻ chân trắng nuôi công nghiệp, từ 20 - 25 ngày tuổi là giai đoạn dễ sinh dịch bệnh và hao hụt nhiều nhất.

Nếu chăm sóc tốt, xử lý đúng quy trình và tôm vượt qua được giai đoạn này thì khả năng thắng lợi rất cao, vì khi thả ra ao lớn tôm đã đủ sức khoẻ. Mặt khác, tôm đủ lớn nên khâu kiểm soát thức ăn được chính xác và chặt chẽ hơn, ngược lại, nếu thấy chất lượng tôm giống phát triển không tốt hoặc bị bệnh thì người nuôi có thể huỷ bỏ tại ao trong nhà.

Vì vậy, chi phí không nhiều, đặc biệt là không ảnh hưởng đến môi trường của ao nuôi và các khu vực xung quanh. Qua đó, tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi và hướng tới một nền sản xuất tôm nuôi bền vững”.


Có thể bạn quan tâm

Diện tích dừa và điều giảm mạnh Diện tích dừa và điều giảm mạnh

Theo Sở NN&PTNT, diện tích cây lâu năm trên địa bàn tỉnh đang có xu hướng giảm, trong đó có cây dừa và cây điều. Riêng đối với cây dừa, toàn tỉnh hiện có 9.353,7 ha, giảm 135,4 ha so với cùng kỳ năm trước.

07/10/2015
Có 31.762 lượt hộ nông dân được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh Có 31.762 lượt hộ nông dân được vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh

Bà Lê Thị Kim Mai, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh cho biết, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp với các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh hướng dẫn nông dân hoàn thành hồ sơ vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.

07/10/2015
Phát triển nuôi cá biển có giá trị kinh tế cao để xuất khẩu Phát triển nuôi cá biển có giá trị kinh tế cao để xuất khẩu

Tổng cục Thủy sản cho rằng, để đảm bảo phát triển bền vững ngành thủy sản nên tập trung đi theo hướng mới, trong đó có đầu tư nuôi cá biển.

07/10/2015
Chỉ thu 2 loại phí về kiểm dịch và kiểm soát giết mổ gia súc Chỉ thu 2 loại phí về kiểm dịch và kiểm soát giết mổ gia súc

Phí kiểm dịch lợn thịt cao nhất là 1.000 đồng/con còn phí kiểm soát giết mổ sẽ phụ thuộc công suất của cơ sở giết mổ.

07/10/2015
Kết thúc đàm phán TPP mừng và lo Kết thúc đàm phán TPP mừng và lo

Vòng đàm phán cuối cùng của Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã kết thúc. Những gút mắc lớn nhất liên quan đến thời hạn bảo hộ bằng sáng chế dược phẩm cũng như hạn ngạch thuế cho xuất khẩu ô tô đã được thông qua.

07/10/2015