Tập Huấn Kỹ Thuật Ương Nuôi Cá Chẽm (Lates Calcarifer) Ở Hậu Giang

Ngày 19/02/2013, tại hội trường khu căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ thuộc ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang trong khuôn khổ thực hiện đề tài “Nghiên cứu phát triển kỹ thuật nuôi cá chẽm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”. Khoa Thủy Sản - Trường Đại học Cần Thơ phối hợp với Chi cục Thủy sản Hậu Giang tổ chức buổi tập huấn “Kỹ thuật ương nuôi cá chẽm” cho hơn 30 cán bộ kỹ thuật và nông dân các xã Hỏa Tiến, Tân Tiến, Hỏa Lựu, Vĩnh Viễn A.
Đến dự có Phó giáo sư tiến sĩ Trần Ngọc Hải chủ nhiệm đề tài và Ông Đinh Minh Trường Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Hậu Giang. Tại đây Phó giáo sư tiến sĩ Trần Ngọc Hải đã trình bày về kỹ thuật ương nuôi cá chẽm cho bà con nông dân và đặt vấn đề vì sao phải nuôi cá chẽm và lợi ích từ việc nuôi cá chẽm… Sau buổi tập huấn người dân được đi tham quan mô hình nuôi thực tế tại hộ ông Võ Văn Sang (Bảy Sang) tại ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, TP. Vị Thanh.
Kết quả sau buổi tập huấn, tham quan mô hình thức tế và thảo luận của người dân với Trường Đại Học, Chi cục Thủy sản, người dân rất phấn khởi về đối tượng này. Ông Bảy Sang cho biết việc nuôi cá chẽm tương đối dễ, sau 8 tháng nuôi cá đạt trọng lượng từ 0,3 - 0,5 kg/con.
Từ kết quả bước đầu của Đề tài là tiền đề để nghiên cứu và phát triển nhân rộng đối tượng nuôi tiềm năng nước lợ (cá Chẽm) trên địa bàn xã Hỏa Tiến nói riêng, và các vùng bị nhiễm mặn (ngoài khu vực đê bao ngăn mặn) trên địa bàn tỉnh nói chung, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, hạn chế rủi ro trong sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Hiện, trên địa bàn huyện có 72 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung với quy mô trang trại và tương đương trang trại, trên 100 hộ chăn nuôi số lượng lớn; tổng đàn gia súc trên 14 nghìn con, gia cầm trên 1,2 triệu con. Là địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về chăn nuôi, nhưng Bảo Thắng cũng luôn phải đối mặt với những đợt dịch bệnh nguy hiểm, nhất là bệnh dịch trên đàn gia cầm.

Điều này đã kích thích nông dân giữ vững và tăng đàn do những lợi ích kinh tế thu lại. Tuy nhiên, việc các công ty sữa đổ vốn lớn vào đầu tư trang trại để phát triển vùng nguyên liệu mới thực sự là cú hích giúp tăng trưởng đàn bò sữa.

Đó là những lý do đầy thuyết phục để gần một năm qua, những hộ chăn nuôi bò sữa trên cao nguyên Mộc Châu mạnh dạn ứng dụng quy trình VietGap trong chăn nuôi bò sữa kể từ khi Công ty cổ phần giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu milk) đủ điều kiện cấp chứng nhận vào tháng 11 - 2013.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng này chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), vốn là các đại gia nắm quyền chi phối trong ngành này. DN nhỏ và vừa đang chật vật tìm hướng để tồn tại trong giai đoạn hội nhập.

Theo chân ông Nguyễn Văn Huệ, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Bình, chúng tôi đến thăm trang trại nuôi bò của anh Thủ tại khu vực Suối Nổ (thôn Bình Lộc 1). Trong trang trại rộng 3 ha trồng nhiều loại cây ăn quả, anh Thủ đã dành đến 2 ha để trồng cỏ voi và 0,5 ha làm lúa nước.