Tập Huấn Kỹ Thuật Sản Xuất Lúa Chịu Mặn

Sở NNPTNT tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp với Dự án GIZ Bạc Liêu (thích ứng biến đổi khí hậu thông qua thúc đẩy đa dạng sinh học) và Dự án CLUEC (ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất ở ĐBSCL) tổ chức khóa tập huấn "Sự tiến bộ kỹ thuật trong thử nghiệm lúa chịu mặn khu vực ven biển vùng ĐBSCL".
Tham gia tập huấn, các học viên được hướng dẫn kỹ thuật sản xuất lúa chịu mặn, cụ thể: Chuẩn bị đất và thiết kế mùa vụ; chọn giống lúa chịu điều kiện khắc nghiệt có sự tham gia bởi nhà nghiên cứu và nông dân; kỹ thuật quản lý tốt khu vực chịu mặn...
Có thể bạn quan tâm

Theo ông Phan Minh Báu, Giám đốc Ban Quản lý Dự án Lifsap Đồng Nai, trong năm 2014, ban quản lý sẽ phối hợp với các ban, ngành liên quan lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá cấp chứng nhận VietGAP cho khoảng 500 hộ áp dụng quy trình GAHP (quy trình thực hành chăn nuôi tốt) trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Hiện nay, huyện Ngã Năm (Sóc Trăng) đã thu hoạch gần 70% diện tích lúa đông xuân; theo đó, đàn vịt của địa phương chạy đồng nơi khác cũng trở về khá đông, chính quyền và ngành chức năng đang tiến hành kiểm soát chặt chẽ số đàn vịt trên địa bàn

Ông Hồ Văn Ngọ, ở thôn Hoài Nhơn (xã Phước Hậu, Ninh Phước - Ninh Thuận) được người dân trong xã nhắc tới bằng cái tên “vua vịt” bởi mỗi năm, ông thu về hàng trăm triệu đồng nhờ mô hình nuôi vịt khép kín: Nuôi vịt đẻ lấy trứng, ấp trứng, bán vịt con...

Về thôn Tiên Xá, xã Hạp Lĩnh, thành phố Bắc Ninh, chúng tôi được ông chủ trang trại Ngô Văn Tốn hồ hởi giới thiệu khu chăn nuôi hiện đại, khép kín với hơn 1000 con lợn nái chăn nuôi gia công cho Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P. 10 năm qua, sự liên kết với doanh nghiệp này đã giúp ông Tốn có thể “bình tĩnh” trước những cơn biến động giá của thị trường.

Các đợt kiểm tra gần đây cho thấy 50% các mẫu phân bón được lấy để kiểm tra cho kết quả là kém chất lượng cả về yếu tố đa lượng và vi lượng.