Tập huấn kỹ thuật quản lý dịch bệnh trên cá tra

Lớp tập huấn nằm trong quá trình thực hiện dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA)”. Tại đây, học viên được giới thiệu về kỹ thuật quản lý dịch bệnh trên cá tra bố mẹ và cá giai đoạn từ bột lên giống; kỹ thuật phòng trị bệnh trên cá tra bố mẹ và cá giống, các loại thuốc, hóa chất được phép sử dụng trong điều trị, đồng thời giới thiệu các yêu cầu tiêu chuẩn ASC với con giống. Lớp tập huấn giúp người nuôi tiếp cận những những thông tin kỹ thuật, các biện pháp phòng trị bệnh trên cá, góp phần làm giảm giá thành, nâng cao hiệu quả trong quá trình ương nuôi cá tra giống.
Được biết, dự án SUPA do Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF-Việt Nam và WWF-Áo), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam phối hợp thực hiện dưới sự tài trợ của Ủy ban châu Âu, nhằm thiết lập chuỗi cung ứng cá tra bền vững từ trại giống đến thị trường.
Có thể bạn quan tâm

"Với tính hình mua bán cá tra nội địa lẫn xuất khẩu như hiện, tôi nghĩ khoảng 1-2 tháng tới giá cá nguyên liệu sẽ được vực dậy trở lại”, ông Nguyễn Việt Cường Phó Chủ tịch Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Phú Cường cho hay.

Nhằm khai thác thế mạnh tự nhiên, phát huy lợi thế nguồn lao động dồi dào, bảo đảm an ninh lương thực, từ năm 2009, tỉnh Thanh Hoá đã triển khai thực hiện đề án xây dựng vùng thâm canh lúa năng suất, chất lượng, hiệu quả cao

Khủng hoảng nợ ở khu vực đồng tiền chung châu Âu đã khiến việc tiêu thụ cà phê bị sụt giảm.

Trước khi bén duyên với nuôi lợn, anh Trần Văn Lưu ở thôn Nam Sơn, xã Thiện Phiến, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đã từng làm đủ nghề để kiếm sống, từ phụ vữa, rồi đi bẻ nhãn thuê…

Vụ sản xuất năm 2012, nhiều diêm dân ở Sa Huỳnh, xã Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ đã đầu tư hàng tỷ đồng để mua bạt lót, xây ruộng bằng xi măng để tăng năng suất, chất lượng muối.