Tập huấn kỹ thuật quản lý dịch bệnh trên cá tra

Lớp tập huấn nằm trong quá trình thực hiện dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA)”. Tại đây, học viên được giới thiệu về kỹ thuật quản lý dịch bệnh trên cá tra bố mẹ và cá giai đoạn từ bột lên giống; kỹ thuật phòng trị bệnh trên cá tra bố mẹ và cá giống, các loại thuốc, hóa chất được phép sử dụng trong điều trị, đồng thời giới thiệu các yêu cầu tiêu chuẩn ASC với con giống. Lớp tập huấn giúp người nuôi tiếp cận những những thông tin kỹ thuật, các biện pháp phòng trị bệnh trên cá, góp phần làm giảm giá thành, nâng cao hiệu quả trong quá trình ương nuôi cá tra giống.
Được biết, dự án SUPA do Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF-Việt Nam và WWF-Áo), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam phối hợp thực hiện dưới sự tài trợ của Ủy ban châu Âu, nhằm thiết lập chuỗi cung ứng cá tra bền vững từ trại giống đến thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Thực hiện Dự án “Tái tạo, thả bổ sung giống thủy sản tại một số cửa sông nội đồng, ven biển tỉnh Cà Mau”, ngày 15/3, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh phối hợp với UBND thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời tổ chức thả hơn 600.000 con giống thủy sản tại cửa biển Sông Đốc.

Xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) có diện tích nuôi thủy sản khá lớn trên 890ha (chủ yếu nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng).

Năm 2014, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) có kế hoạch nuôi trồng thủy sản đạt hơn 1.000 ha, tổng sản lượng khai thác đạt gần 1.600 tấn thủy sản các loại, trong đó nuôi thủy sản nước lợ 330 ha, sản lượng khoảng 320 tấn (với 46 ha nuôi công nghiệp, thâm canh và trên 284 ha nuôi quảng canh cải tiến); 688 ha nuôi thủy sản nước ngọt.

Sáng 5.2 (tức mùng 6 Tết Giáp Ngọ), hàng trăm chiếc tàu thuyền của ngư dân các tỉnh Nam Trung Bộ gồm Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa... đã mở biển, bắt đầu cho mùa khai thác năm mới trên ngư trường Trường Sa.

Ngày 25/10/2013, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ra Thông tư số 32/2013/TT-BTNMT (TT32) ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường.