Tập huấn kỹ thuật quản lý dịch bệnh trên cá tra

Lớp tập huấn nằm trong quá trình thực hiện dự án “Xây dựng chuỗi cung ứng cá tra bền vững tại Việt Nam (SUPA)”. Tại đây, học viên được giới thiệu về kỹ thuật quản lý dịch bệnh trên cá tra bố mẹ và cá giai đoạn từ bột lên giống; kỹ thuật phòng trị bệnh trên cá tra bố mẹ và cá giống, các loại thuốc, hóa chất được phép sử dụng trong điều trị, đồng thời giới thiệu các yêu cầu tiêu chuẩn ASC với con giống. Lớp tập huấn giúp người nuôi tiếp cận những những thông tin kỹ thuật, các biện pháp phòng trị bệnh trên cá, góp phần làm giảm giá thành, nâng cao hiệu quả trong quá trình ương nuôi cá tra giống.
Được biết, dự án SUPA do Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF-Việt Nam và WWF-Áo), Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam phối hợp thực hiện dưới sự tài trợ của Ủy ban châu Âu, nhằm thiết lập chuỗi cung ứng cá tra bền vững từ trại giống đến thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), hàng ngàn hộ nghèo ở huyện miền núi Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa, đầu tư nuôi trâu, bò sinh sản và nhiều hộ đã vươn lên khá giả.

Mặc dù còn gần 3 tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng ngay từ bây giờ, các hộ sản xuất đang tất bật chuẩn bị các mặt hàng “đặc sản” để kịp cung ứng cho thị trường Tết.

Việt Nam hiện có 977.700 ha cao su (tính đến năm 2014), tập trung chủ yếu ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên, trồng trên 2 nhóm đất là đất đỏ, đất xám; theo 2 mô hình đại điền và tiểu điền.

Cùng chia sẻ, học hỏi những kiến thức, nông dân bảo vệ môi trường bằng những việc làm cụ thể - đó là tinh thần của các thí sinh đến với Hội thi tìm hiểu pháp luật về bảo vệ môi trường cấp tỉnh năm 2015 diễn ra tại huyện Tuy Phước (Bình Định) vào tối 10.11.

Tiền thực hành chi cho một học viên chỉ 6.000 đồng/buổi học, nên không ít lớp học nghề cho lao động nông thôn phải học… chay.